Việt Nam đối mặt vụ kiện kép chống bán phá giá và trợ cấp lần thứ 7

Úc vừa điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam đối mặt vụ kiện kép chống bán phá giá và trợ cấp lần thứ 7

Uỷ ban Chống bán phá giá (Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) Úc đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm “thép mạ kẽm” nhập khẩu từ Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam (trong đó Malaysia chỉ bị kiện chống bán phá giá).

Trước đó, ngày 22/8, Công ty BlueScope Steel Ltd, một nhà sản xuất sản phẩm thép của Úc (nguyên đơn) đã gửi đơn lên Uỷ ban Chống bán phá giá Úc yêu cầu điều tra áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm “thép mạ kẽm” nhập khẩu từ Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam.

Theo hồ sơ liên quan tới vụ việc, giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp tính từ 1/7/2015 - 30/6/2016 và giai đoạn điều tra thiệt hại từ 1/7/2012. Biên độ phá giá bị cáo buộc lên tới 27,2%.

Các chương trình trợ cấp bị điều tra: ưu đãi thuế nhập khẩu, hỗ trợ dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp; ưu đãi dựa trên thành tích xuất khẩu; ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước; ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; xúc tiến xuất khẩu; xúc tiến thương mại; ưu đãi tín dụng; hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo và dân tộc thiểu số; hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do lý do khách quan; ưu đãi đầu tư lĩnh vực khoa học công nghệ; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Nguyên đơn cáo buộc sản phẩm bị điều tra đã bán phá giá và nhận được trợ cấp có thể đối kháng và do đó đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Úc dưới dạng: giảm lượng bán hàng, kìm giá, giảm lợi nhuận, giảm lợi tức đầu tư, giảm lao động.

Đây là vụ kiện kép đồng thời 2 biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp lần thứ 7 đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua kể từ năm 2009, và là vụ kiện kép thứ 2 của Úc đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Theo Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…