Việt Nam đứng thứ 8 trong top quốc gia phụ thuộc vào tiền mặt nhất thế giới

Theo nghiên cứu của Merchant Machine, Việt Nam đứng thứ 8 trong top 20 quốc gia phụ thuộc nhiều vào tiền mặt nhất trên thế giới. Morocco đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia dùng tiền mặt nhiều nhất trong năm 2022.

Merchant Machine cho biết tỷ lệ sử dụng tiền mặt đang giảm dần qua từng năm và biến cố dịch bệnh COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình phi tiền mặt hóa, khi người dân tận dụng thanh toán bằng thẻ và sử dụng ví điện tử.

Hiện, Morocco đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia dùng tiền mặt nhiều nhất trong năm 2022. 74% khoản thanh toán tại Morocco đều dùng tiền mặt, với 71% người dân không có tài khoản ngân hàng và chỉ 0.2% sở hữu thẻ tín dụng. Điều này cho thấy phần lớn người dân tại quốc gia Châu Phi này đang phụ thuộc vào tiền mặt.

Điều thú vị, 84% người dân tại Morocco tiếp cận với Internet, vì vậy việc thích sử dụng tiền mặt có lẽ không phải do gặp vấn đề về Internet.

tiền mặt
Tại khu vực châu Âu, Bulgaria là quốc gia phụ thuộc vào tiền mặt nhiều nhất

Đứng thứ 2 và 3 là hai quốc gia châu Phi khác Ai Cập và Kenya. 60% khoản thanh toán tại Ai Cập là tiền mặt và 67% không sở hữu tài khoản ngân hàng. Còn ở Kenya, 40% thanh toán sử dụng tiền mặt và gần 50% dân số chưa có tài khoản ngân hàng.

Việt Nam xếp thứ 8 trong danh sách quốc gia phụ thuộc vào tiền mặt nhất thế giới, với 28% khoản thanh toán dùng tiền mặt, 69% dân số chưa tiếp cận với ngân hàng đầy đủ và 70% người có khả năng tiếp cận với Internet. Điều này cho thấy đa phần người dân ở vùng nông thôn vẫn ưa thích hình thức mua sắm bằng tiền mặt. Xếp hạng của Việt Nam đã có cải thiện so với năm 2021 (đứng thứ 10). 

Tại khu vực châu Âu, Bulgaria là quốc gia phụ thuộc vào tiền mặt nhiều nhất. Sau đó là Romania, Hy Lạp, Ukraine, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Ba Lan và Italy. 

Ở chiều ngược lại, nghiên cứu của Merchant Machine chỉ ra 10 quốc gia gần nhất với xã hội phi tiền mặt hoàn toàn. Trong đó, Na Uy đứng đầu bảng xếp hạng vì tiền mặt chỉ chiếm 2% trong tất cả thanh toán tại đất nước này và 100% dân số sở hữu tài khoản ngân hàng và 71% sở hữu thể tín dụng.

Kế đó là Phần Lan với tỷ lệ dùng tiền mặt chỉ 2%, không có người nào không có tài khoản ngân hàng. New Zealand cũng đang dần “tạm biệt” tiền mặt. Quốc gia này xếp thứ ba với tỷ lệ sử dụng tiền mặt 2% và chỉ 1% dân số chưa có tài khoản ngân hàng. 

Xem thêm

5 giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

5 giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Tiếp tục phát triển hạ tầng công nghệ, pháp lý, nâng cao khả năng bảo mật, nhận thức của người tiêu dùng... là những biện pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và hiện thực hóa các mục tiêu về tài chính toàn diện.
6 tháng đầu năm, thanh toán không tiền mặt tăng 72% về số lượng

6 tháng đầu năm, thanh toán không tiền mặt tăng 72% về số lượng

Theo Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị. Giao dịch qua Internet tăng tương ứng 63,2% và 32,3%; qua điện thoại di động tăng 98,3 và 84,3%; qua QR code tăng 86% và 127% (so với cùng kỳ năm 2021)

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 10/5, Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn không khỏi tự hào về việc hầu hết các đề xuất, kiến nghị của HBA gửi lên Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo đột phá phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã được đưa vào nghị quyết 68 mang tính đột phá của Bộ Chính trị…

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...