"Khát" tiền mặt, SoftBank bán hết cổ phần trong Uber

Tập đoàn SoftBank (Nhật Bản) cho biết đã bán số cổ phần còn lại của ứng dụng gọi xe Uber (Mỹ) khi tập đoàn này tìm cách huy động tiền mặt khi các mảng đầu tư ngày càng thua lỗ.
"Khát" tiền mặt, SoftBank bán hết cổ phần trong Uber

Động thái trên diễn ra sau khi Quỹ Tầm nhìn của SoftBank ghi nhận mức lỗ kỉ lục  2.930 tỷ yen (21,68 tỷ USD) trong quý II/2022.

SoftBank cho biết đã bán cổ phần của Uber từ tháng Tư đến tháng Bảy với giá trung bình là 41,47 USD/cổ phiếu, sau khi mua với giá 34,50/cổ phiếu.

SoftBank đã đầu tư vào Uber vào năm 2018 và một lần nữa vào năm 2019 để trở thành cổ đông lớn nhất. Năm ngoái, SoftBank đã bán khoảng 1/3 cổ phần tại Uber.

Trong giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Bảy, SoftBank đã thu về 5,6 tỷ USD từ việc bán cổ phần của một số doanh nghiệp như Uber, công ty bất động sản trực tuyến Opendoor, công ty chăm sóc sức khỏe Guardant và gã khổng lồ môi giới và bất động sản Trung Quốc Beike.

Hoạt động đầu tư của Quỹ Tầm nhìn đã thua lỗ trong nửa đầu năm nay khi nhóm cổ phiếu công nghệ giảm mạnh do đà tăng của lạm phát khiến các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải tăng lãi suất.

Đầu năm nay, Giám đốc điều hành của SoftBank, Masayoshi Son, đã cam kết rằng tập đoàn này sẽ chuyển sang chế độ “phòng thủ” sau khi Quỹ Tầm nhìn báo lỗ kỷ lục. Một phần của chiến lược này liên quan đến việc bán bớt một số cổ phần để củng cố dự trữ tiền mặt.

Trong quý II/2022, SoftBank bán cổ phiếu của Alibaba và thu về 10,49 tỷ USD. Giám đốc Son đã kiếm được một khoản lớn nhờ việc đầu tư sớm vào Alibaba hơn hai thập kỷ trước. "Gã khổng lồ" thương mại điện tử Trung Quốc này đã vươn lên trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới trước khi Chính phủ Trung Quốc siết chặt các quy định khiến giá cổ phiếu "bốc hơi" hàng tỷ USD.

Xem thêm

Cần thận trọng khi định danh Grab, Uber là taxi

Cần thận trọng khi định danh Grab, Uber là taxi

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc đưa Uber - Grab vào quản lý “như một doanh nghiệp taxi hoạt động ở Việt Nam” cần xem xét đa chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ l

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…