Nhóm các nhà nghiên cứu từ Hàn Quốc và Việt Nam đã tiến hành công bố Báo cáo “Nghiên cứu các chính sách hợp tác win - win và trường hợp cụ thể nhằm nâng cao cạnh tranh và phát triển trong ngành công nghiệp phân phối tại Việt Nam".
Điều này sẽ giúp thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hútlớn hơn đối với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Theo báo cáo Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được công bố bởi Công ty tư vấn A.T Kearney (Mỹ), Việt Nam xếp vị trí thứ 6 và nằm trong top 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới.
Số liệu của Bộ Công thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 của Việt Nam đạt quy mô khoảng 4,4 triệu tỷ đồng (tương đương với 190 tỷ USD), với mức tăng trưởng là 11,7% so với năm 2017. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm khoảng 75% tổng mức, duy trì tốc độ tăng trưởng khá (tăng 12% so với năm 2017).
Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cũng chỉ ra những yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 5 năm (2014 – 2018) của ngành bán lẻ Việt Nam, dẫn đầu là yếu tố tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực (60,7%), theo sau là sự mở rộng thị trường hiện có (42,9%) và cải thiện cơ sở hạ tầng (39,3%).
"Dựa trên kết quả và kinh nghiệm của thị trường phân phối Hàn Quốc, nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng xung đột giữa phân phối quy mô lớn và hiện đại và chợ truyền thống là vấn đề cốt lõi. Do vậy, để phát triển và quản lý ngành phân phối, bên cạnh việc tìm giải pháp dung hòa về tăng trưởng giữa khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì cần phát huy được vai trò của chợ truyền thống trong tập quán tiêu dùng của người Việt Nam.
Hàn Quốc được biết đến là quốc gia có ngành phân phối bán lẻ phát triển hàng đầu thế giới, để tìm ra những giải pháp giúp cho cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy ngành phân phối Việt Nam phát triển theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn đảm bảo phát triển cân bằng giữa các loại hình phân phối truyền thống và hiện đại và hài hòa lợi ích giữa các Tập đoàn lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương cho biết, hiện nay, Việt Nam còn thiếu các kho đông lạnh và phương tiện vận chuyển để phân phối và lưu trữ các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi. Do vậy, việc phát triển các trung tâm phân phối nông sản tổng hợp, trung tâm logistics đáp ứng yêu cầu lưu thông phân phối hàng hóa trên cả nước cũng là một vấn đề cần phải xem xét khi xây dựng chính sách phát triển toàn diện ngành phân phối.
>> Cạnh tranh thị phần bán lẻ ngày càng khốc liệt, lối đi nào cho doanh nghiệp Việt?