Việt Nam hút gần 11 tỷ USD vốn FDI trong 3 tháng đầu năm 2025

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục ghi nhận dấu hiệu khởi sắc khi đạt 10,98 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước...

Việt Nam hút gần 11 tỷ USD vốn FDI trong 3 tháng đầu năm 2025

Sáng ngày 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) đã báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý 1/2025. Theo dữ liệu từ báo cáo, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/3/2025 đạt 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Về chi tiết, vốn đăng ký cấp mới có 850 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 4,33 tỷ USD, tăng 11,5% về số dự án và giảm 31,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 2,62 tỷ USD, chiếm 60,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,13 tỷ USD, chiếm 26,1%; các ngành còn lại đạt 581,5 triệu USD, chiếm 13,4%.

Trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 30,5% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là Trung Quốc 1,23 tỷ USD, chiếm 28,5%; Đài Loan 368,1 triệu USD, chiếm 8,5%; Nhật Bản 341,8 triệu USD, chiếm 7,9%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 310,2 triệu USD, chiếm 7,2%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 190,7 triệu USD, chiếm 4,4%.

anh-chup-man-hinh-2025-04-06-luc-101324.png
Nguồn: Cục Thống kê (Bộ Tài chính)

Về vốn đăng ký điều chỉnh, có 401 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 5,16 tỷ USD, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,30 tỷ USD, chiếm 66,5% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,24 tỷ USD, chiếm 23,6%; các ngành còn lại đạt 943 triệu USD, chiếm 9,9%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 810 lượt với tổng giá trị góp vốn 1,49 tỷ USD, tăng 83,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 374 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 654,14 triệu USD và 436 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 835,31 triệu USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 487,6 triệu USD, chiếm 32,7% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 337,2 triệu USD, chiếm 22,7%; ngành còn lại 664,8 triệu USD, chiếm 44,6%.

Báo cáo cũng cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt 4,96 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của ba tháng đầu năm trong 5 năm qua.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4,05 tỷ USD, chiếm 81,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 387,7 triệu USD, chiếm 7,8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 193,3 triệu USD, chiếm 3,9%.

anh-chup-man-hinh-2025-04-06-luc-101414.png
Nguồn: Cục Thống kê (Bộ Tài chính)

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2025 có 30 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 233,6 triệu USD, gấp 9,4 lần cùng kỳ năm trước; có 5 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 5,4 triệu USD, gấp 24,3 lần.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) gần 239 triệu USD, gấp 9,5 lần cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 111,2 triệu USD, chiếm 46,5% tổng vốn đầu tư; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 65,6 triệu USD, chiếm 27,4%; khai khoáng đạt 41 triệu USD; chiếm 17,1%.

Trong 3 tháng đầu năm 2025 có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Lào là nước dẫn đầu với 139,7 triệu USD, chiếm 58,4% tổng vốn đầu tư; Philippines 34,2 triệu USD, chiếm 14,3%; Indonesia 31,1 triệu USD, chiếm 13%; Quần đảo Virgin thuộc Anh đạt 21 triệu USD, chiếm 8,8%; Cu-ba 4 triệu USD, chiếm 1,7%.

Xem thêm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế đầu năm 2025 qua các con số

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 48,6%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,63%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 0,6% so với cùng kỳ… là những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong tháng đầu năm 2025…

Có thể bạn quan tâm

Sắp có tuyến đường 35,5km nối liền Hà Nội và sân bay Gia Bình

Sắp có tuyến đường 35,5km nối liền Hà Nội và sân bay Gia Bình

Chiều dài đoạn tuyến trên địa phận thành phố Hà Nội là 14 km không bao gồm đoạn nhánh kết nối, trong đó: đoạn tuyến xây dựng mới khoảng 7 km; đoạn tiếp theo đi trùng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên/vành đai 3 khoảng 7 km). Tổng chiều dài toàn tuyến (Bắc Ninh - Hà Nội) khoảng 35,5 km...

WB dự báo GDP Việt Nam 2025 tăng 6,8%

WB dự báo GDP Việt Nam 2025 tăng 6,8%

Mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,8% của WB thấp hơn mục tiêu tăng trưởng chính thức của Chính phủ là ít nhất 8% trong năm nay và mức tăng trưởng 7,09% của năm ngoái...

UOB nói gì về mục tiêu tăng trưởng 8% của Việt Nam năm 2025?

UOB nói gì về mục tiêu tăng trưởng 8% của Việt Nam năm 2025?

Mục tiêu của Việt Nam là tăng trưởng GDP năm 2025 lên ít nhất 8% và đặt tham vọng tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026 - 2030 có cơ sở để đạt được, song vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là rủi ro từ chính sách thuế quan…