Việt Nam lọt top 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu

Theo báo cáo xếp hạng chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu – GCI 2020 do ITU đánh giá, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Việt Nam lọt top 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu

Đây là kết quả trong kỳ đánh giá thứ tư của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Theo đó, Việt Nam đã có bước tiến bộ, tăng 25 bậc so với kỳ đánh giá gần nhất vào năm 2019, xếp thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ số của Việt Nam cũng đã vượt qua Thái Lan, đứng thứ 4/11 quốc gia khu vực ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Indonesia.

Cụ thể, Việt Nam đạt tổng điểm 94,59/100, với sự cải thiện điểm ở cả 5 trụ cột được ITU đánh giá. Trong đó, bên cạnh 2 trụ cột Pháp lý và Hợp tác đạt số điểm tuyệt đối 20/20, điểm của Việt Nam ở 3 trụ cột Kỹ thuật, Tổ chức, Nâng cao năng lực lần lượt đạt 16,31/20; 18,98/20 và 19,26/20.

Theo chia sẻ của đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, có được kết quả trên là nhờ nỗ lực lớn của Việt Nam trong một chặng đường dài, thể hiện rõ qua quyết tâm chính trị lớn của lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ cùng nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp. Cùng với đó là vai trò Bộ Công an và Bộ TT&TT đã thiết lập một hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng cơ bản đầy đủ, không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới.

Trong năm 2020, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT&TT, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh đã nỗ lực vượt bậc để đưa tỷ lệ đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp từ 0% trong năm 2019 lên đạt 100% vào cuối năm 2020.

Thực tế, Việt Nam đã sớm có chương trình, đề án để phát triển bài bản, dài hạn cho nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng và xây dựng Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng “Make in Viet Nam” cũng góp phần nâng cao năng lực, chủ động trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong nước, được ITU ghi nhận và đánh giá cao.

Bên cạnh đó, báo cáo của ITU cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể về thứ hạng của các quốc gia châu Á, nhất là các nước ASEAN. Điều này cho thấy Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để duy trì thứ hạng trong nhóm 25 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng cũng như hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc về an ninh mạng. Theo đại diện Cục An toàn thông tin, việc duy trì quyết tâm, nỗ lực đảm bảo an toàn thông tin mạng dài hạn trong 5, 10 năm nữa càng khó khăn hơn.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đầu tư phát triển Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) về an toàn, an ninh mạng, hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin “Make in Vietnam” và phát triển đội ngũ chuyên gia xuất sắc, nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…