Bộ TT&TT đặt mục tiêu đến 2030, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an ninh mạng

Bộ TT&TT đã lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI).
An toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số
An toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số

Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020 đã xác định rõ quan điểm: Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.

Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do Liên minh Viễn thông thế giới đánh giá và có tên trong nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số này vào năm 2030.

Trong Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, Bộ TT&TT nhấn mạnh, an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, do đó phải đi trước một bước. Bộ cũng giao Cục An toàn thông tin chủ trì xây dựng Kế hoạch đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do ITU đánh giá.

Được Bộ TT&TT phê duyệt mới đây, kế hoạch này hướng tới mục tiêu kép là nâng cao xếp hạng GCI của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong 30 quốc gia có xếp hạng cao nhất vào năm 2030; nâng cao năng lực về an toàn, an ninh mạng phù hợp với xu thế phát triển chung và thực tiễn quốc tế.

Bản kế hoạch cũng xác định các nhiệm vụ cần thiết để bổ sung vào chương trình công tác của các đơn vị liên quan, đồng thời thống nhất đầu mối thực hiện, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong giai đoạn 2020 - 2025 nhằm nâng hạng GCI của Việt Nam. 

Ngoài việc phân công rõ cơ quan chủ trì và thời gian cần hoàn thành, các nhiệm vụ, giải pháp để nâng hạng GCI của Việt Nam được Bộ TT&TT xếp theo 6 nhóm gồm: Trụ cột pháp lý; Trụ cột kỹ thuật; Trụ cột tổ chức; Trụ cột nâng cao năng lực; Trụ cột hợp tác; Các nhiệm vụ hỗ trợ.

Cụ thể, trong năm 2020, Cục An toàn thông tin sẽ hoàn thành việc xây dựng Đề án Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, Nghị định phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo gửi qua tin nhắn, thư điện tử và cuộc gọi.

- Báo cáo chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index – GCI) được ITU thực hiện định kỳ hai năm một lần nhằm đánh giá các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng mà các nước đang triển khai, từ đó thúc đẩy các quốc gia và vùng lãnh thổ trong việc tăng cường những biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Theo báo cáo GCI 2019, lần đầu tiên Việt Nam được ITU đánh giá vào nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ có độ cam kết cao về an toàn, an ninh mạng, xếp hạng thứ 50/175 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, tăng 50 bậc so với năm 2017.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...