Sản phẩm an ninh mạng "Make in Vietnam" 2019 cao gấp 3 lần so với 2017

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa đã tăng từ 15 sản phẩm năm 2017 lên 22 sản phẩm vào năm 2018 và đến nay con số này đã là 52 sản phẩm.
Tổng số sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa hiện nay tăng trên 200% so với năm 2017
Tổng số sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa hiện nay tăng trên 200% so với năm 2017

Báo cáo của Bộ TT&TT cũng cho hay, trong năm 2019 vừa qua, Bộ đã cấp mới giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng cho 38 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đã được Bộ cấp phép lên 84 doanh nghiệp, tăng 82,6% so với năm 2017 (46 doanh nghiệp).

Số liệu từ hệ thống theo dõi đánh và đánh giá các chỉ số phát triển ngành TT&TT (KPI Dashboard) cũng cho thấy, tổng số sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa hiện nay đã là 52 sản phẩm, tăng hơn 100% so với năm 2018 (22 sản phẩm) và tăng trên 200% so với năm 2017 (15 sản phẩm).

Trong đó, có những sản phẩm phòng, chống mã độc đã được Bộ TT&TT công bố đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Chỉ thị 14 ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại và các sản phẩm được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đánh giá là sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao.

Tuy nhiên, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, một trong những tồn tại, hạn chế của lĩnh vực an toàn, an ninh mạng Việt Nam hiện nay là thị trường sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng còn chưa tương xứng, hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin của Việt Nam còn thiếu và trùng lặp. Sản phẩm nội địa chưa có thị phần, các cơ quan, tổ chức vẫn đang sử dụng sản phẩm nước ngoài là chủ yếu. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng Việt Nam cũng chưa quan tâm đến việc kết nối, tương thích các sản phẩm của nhau để tạo nên hệ sinh thái sản phẩm nội địa đầy đủ.

Trước hiện trạng đó, hiện Bộ TT&TT đã giao nhiệm vụ và lộ trình cụ thể để phát triển một hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng đầy đủ của Việt Nam với các sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Bộ TT&TT cũng đang triển khai quyết liệt gói giải pháp về cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tạo niềm tin, mở rộng thị trường cho sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm bảo vệ các hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Mục tiêu đặt ra đến hết năm 2020, sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ một hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng. Phấn đấu đến năm 2025, sản phẩm an toàn, an ninh mạng của Việt Nam chiếm trên 75% thị trường trong nước và xuất khẩu ra các nước trong khu vực…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...