Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày hôm nay (4/1) cho thấy, năm 2022 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc tính theo năm.

Cụ thể, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD. Như vậy, thặng dư thương mại là 34,26 tỷ USD.

Nếu tính theo năm thì đây là lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Trong số các nước ASEAN, hiện, Việt Nam đang nổi lên như một cơ sở sản xuất cho các công ty toàn cầu.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, việc Việt Nam trở thành quốc gia đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc là do kết quả các doanh nghiệp Hàn Quốc không ngừng thâm nhập thị trường Việt Nam và trở thành đối tác kinh tế thân thiết của nhau. 

thặng dư thương mại
Trung Quốc đứng đầu về thặng dư thương mại của Hàn Quốc vào năm 2018, đứng thứ hai vào năm 2019 và liên tục đứng thứ ba vào các năm 2020 và 2021

Ngoài Việt Nam, các quốc gia và vùng lãnh thổ có thặng dư thương mại lớn với Hà Quốc phải kể đến như Mỹ (28,04 tỷ USD), Hong Kong - Trung Quốc (25,79 tỷ USD), Ấn Độ (9,98 tỷ USD) và Singapore (9,86 tỷ USD). Đáng chú ý, riêng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ năm 2022 tăng 14,5% so với năm 2021 và là năm thứ 6 liên tiếp duy trì đà tăng kể từ năm 2017.

Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ trong năm 2022 đạt 109,82 tỷ USD, đây cũng là năm đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục 18,88 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2021.

Ngoài ra, Trung Quốc vốn đứng đầu về thặng dư thương mại của Hàn Quốc vào năm 2018, đứng thứ hai vào năm 2019 và liên tục đứng thứ ba vào các năm 2020 và 2021, song đã lùi xuống thứ 22 vào năm 2022, với mức thặng dư 1,25 tỷ USD.

Một trong những nguyên nhân chính là do Trung Quốc thực chính sách phòng chống dịch Covid-19 và tăng trưởng kinh tế chậm lại sau các lệnh phong tỏa trong khu vực. Nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng do giá nguyên liệu thô công nghiệp, bao gồm lithium (nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin), tăng vọt.

Tính đến hết quý 3/2022, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục 683,9 tỷ USD, nhảy vọt lên vị trí lớn thứ 6 thế giới. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu cũng tăng vọt trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Điều này đã khiến cho thâm hụt thương mại ở mức cao kỷ lục 47,2 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...