Việt Nam vào top 5 quốc gia về dòng chảy thương mại quốc tế

DHL và Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York vừa công bố báo cáo Chỉ số kết nối toàn cầu 2020 (Global Connectedness Index 2020 – GCI 2020).
Việt Nam đứng top 5 trong 10 quốc gia có chỉ số kết nối toàn cầu cao nhất
Việt Nam đứng top 5 trong 10 quốc gia có chỉ số kết nối toàn cầu cao nhất

Phiên bản thứ 7 này của GCI là phân tích toàn diện đầu tiên về toàn cầu hóa, được đo lường thông qua các dòng chảy quốc tế về thương mại, vốn, thông tin và con người khắp 169 quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành.

Ông Steven A. Altman, tác giả chính của báo cáo GCI, Học giả Nghiên cứu Cấp cao, kiêm Giám đốc phụ trách Sáng kiến DHL về Toàn cầu hóa tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, cho biết: “Báo cáo này cho thấy sự toàn cầu hóa đã không bị đứt gãy trong năm 2020, nhưng dịch bệnh đã làm thay đổi – ít nhất là tạm thời – cách mà các quốc gia kết nối với nhau…”.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất sắc nhất

Việt Nam xếp thứ 5 trong số các nước có sự phát triển tốt hơn dự đoán, dựa trên GDP bình quân đầu người, dân số và khoảng cách địa lý, trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á nhận được nhiều lợi ích từ mối liên kết chặt chẽ với mạng lưới chuỗi cung ứng rộng khắp châu Á, cùng các cải tiến về chính sách của ASEAN với chủ trương ủng hộ hội nhập kinh tế khu vực. Việt Nam đặc biệt vượt trội về chiều sâu (tương quan giữa dòng chảy quốc tế và hoạt động quốc nội) với vị thế dẫn đầu, lẫn chiều rộng (việc các dòng chảy quốc tế được trải rộng khắp toàn cầu hay ở phạm vi hẹp hơn)…

Phép thử của COVID-19 với toàn cầu hóa: Dòng chảy số gia tăng, dòng chảy vốn và thương mại phục hồi nhưng dòng người giảm mạnh

Đúng như dự đoán, các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm làm giảm sự lây lan của vi-rút đã dẫn đến sự đứt gãy chưa từng có của dòng người di chuyển xuyên biên giới trong năm 2020. Lượng người du lịch nước ngoài đang trên đà giảm 70% trong năm 2020, theo dự báo mới nhất của Liên Hợp quốc. Du lịch toàn cầu sẽ khó khôi phục về trạng thái trước dịch cho đến năm 2023. Trái lại, các dòng chảy thương mại, vốn và thông tin đã duy trì ổn định một cách đáng ngạc nhiên. Giao thương toàn cầu phục hồi mạnh mẽ sau khi suy giảm rõ rệt lúc dịch bệnh vừa mới xuất hiện, và vẫn giữ vai trò trụ cột cho các nền kinh tế trên thế giới…

Các nước thuộc khu vực Châu Âu dẫn đầu bảng xếp hạng về chỉ số kết nối toàn cầu

Dữ liệu gần đây cho thấy Hà Lan một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số kết nối toàn cầu của các quốc gia. Singapore, Bỉ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ireland lần lượt xếp ở các vị trí tiếp theo trong top 5. Singapore dẫn đầu về chỉ số tương quan giữa dòng chảy quốc tế so với các hoạt động quốc nội. Ngoài ra, Anh Quốc có sự phân bổ các dòng chảy khắp toàn cầu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Với 8 trong số 10 nước có chỉ số kết nối toàn cầu cao nhất, Châu Âu trở thành khu vực đứng đầu thế giới về toàn cầu hóa. Hơn nữa, Châu Âu còn dẫn đầu về dòng chảy thương mại và dòng chảy con người, trong khi Bắc Mỹ là khu vực hàng đầu về dòng chảy thông tin và dòng vốn. Các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Singapore, Việt Nam và Malaysia đứng đầu danh sách các nền kinh tế có thành tích ấn tượng về dòng chảy quốc tế, trong đó các chuỗi cung ứng ở cấp độ khu vực đóng vai trò chính trong thành tích của các quốc gia này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...