Vietcombank họp đại hội bất thường liên quan đến kế hoạch tăng vốn

Cuộc họp đại hội cổ đông bất thường được tổ chức để bầu bổ sung thành viên HĐQT và xin ý kiến kéo dài thời gian thực hiện tăng vốn điều lệ thông.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank vừa có thông báo về việc tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường. Thời gian tiến hành dự kiến vào ngày 30/1/2023.

Vietcombank họp đại hội bất thường nhằm thông qua các tờ trình bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2018 – 2023; tờ trình về việc kéo dài thời gian thực hiện tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu VCB; và một số tờ trình khác (nếu có).

Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự đại hội bất thường là 30/12/2022.

Trước đó, Vietcombank đã miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với ông Phạm Anh Tuấn từ ngày 1/12/2022 do ông Tuấn được Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Thanh toán.

Vietcombank họp đại hội bất thường
Vietcombank sắp họp đại hội đồng cổ đông bất thường.

Về kế hoạch tăng vốn, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 được tổ chức vào cuối tháng 4 vừa qua, Vietcombank đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và 2020.

Theo kế hoạch này, Vietcombank sẽ phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 18,1%. Thời gian thực hiện là trong năm 2022, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

Đối tượng phát hành là các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông của VCB tại thời điểm chốt quyền được xác định theo thông báo về ngày chốt quyền của VCB đối với đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau thuế, sau trích lập các quỹ, chia cổ tức tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt.

Nguồn vốn thực hiện là từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau thuế, sau trích lập các quỹ, chia cổ tức tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt.

Dự kiến sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm gần 8.566 tỷ đồng, từ 47.325 tỷ lên 55.891 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa có thêm thông tin liên quan đến việc thực hiện kế hoạch tăng vốn trên.

Xem thêm

Vietcombank cho phép sử dụng CCCD để rút tiền tại 2 máy ATM

Vietcombank cho phép sử dụng CCCD để rút tiền tại 2 máy ATM

Khách hàng có thể thực hiện giao dịch rút tiền mặt từ nguồn thẻ ghi nợ nội địa tại điểm giao dịch ATM của Vietcombank bằng thẻ CCCD gắn chip mà không cần sử dụng thẻ ngân hàng vật lý. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 2 địa điểm đặt máy ATM cho phép giao dịch theo phương thức này.
Vietcombank trở lại vị trí quán quân lợi nhuận trong quý II/2022

Vietcombank trở lại vị trí quán quân lợi nhuận trong quý II/2022

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank – VCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022. Theo báo cáo này, VCB đã giành lại vị trí quán quân lợi nhuận sau khi bị VPBank tạm vượt trong quý I. Ngân hàng còn khi nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên hơn 500%, cao nhất từ trước đến nay.
Vietcombank tiếp tục rao bán tài sản của Vinaxuki

Vietcombank tiếp tục rao bán tài sản của Vinaxuki

Vietcombank Chi nhánh Thăng Long đang rao bán đấu giá hệ thống máy móc, thiết bị tại Nhà máy sản xuất ô tô số 1 thuộc chi nhánh Vinaxuki tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Giá khởi điểm cho khối tài sản đảm bảo này là 33,128 tỷ đồng.
Vietcombank được NHNN nới room tín dụng tối đa

Vietcombank được NHNN nới room tín dụng tối đa

Vietcombank đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận cho tăng thêm 2,7% dư nợ tín dụng tối đa đến 31/12/2022. Như vậy, trong suốt cả năm nay, Vietcombank đã được tăng tín dụng ở mức 17,7% so với số dư cuối kỳ vào thời điểm 31/12/2021.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...