Vietcombank sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 và bằng tiền mặt năm 2020

Ngân hàng Vietcombank sẽ phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6% và chia cổ tức tiền mặt năm 2020, tỷ lệ 12%.
Vietcombank sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 và bằng tiền mặt năm 2020

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (mã VCB-HOSE) công bố nghị quyết HĐQT về việc chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu và năm 2020 bằng tiền.

Cụ thể: Vietcombank sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 với tỷ lệ 27,6% (1.000 cổ phiếu sẽ được nhận 276 cổ phiếu mới). Theo đó, Vietcombank dự kiến phát hành 1.023.650.175 cổ phiếu để chia cổ tức năm 2019. Sau phát hành, vốn điều lệ của VCB sẽ thêm 10.236 tỷ đồng lên hơn 47.325 tỷ đồng.

Đồng thời, VCB cũng sẽ trả cổ tức tiền mặt năm 2020 với tỷ lệ 12% (1 cổ phiếu VCB sẽ nhận 1.200 đồng).

Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt năm 2020 và cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 là 23/12/2021. Ngay chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông là 5/1/2022.

Như vậy, với 3.708.877.448 cổ phiếu đang lưu hành, VCB sẽ chi hơn 4.451 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2020.

Đây là lần chia cổ tức bằng cổ phiếu đầu tiên sau 10 năm kể từ lần đầu tiên kể từ năm 2011. Trong khi đó, việc chia cổ tức bằng tiền mặt được ngân hàng thực hiện thường niên. Trước đó, Vietcombank cũng thực hiện trả cổ tức năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 8%.

Ngoài ra, ngân hàng còn dự kiến phát hành gần 308 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 6,5% vốn điều lệ cho tối đa 99 nhà đầu tư.

Thời gian thực hiện trong năm 2021 và tiếp tục trong năm 2022 nếu chưa hoàn thành. Giá phát hành sẽ không thấp hơn bình quân giá đóng cửa của 10 phiên gần nhất trước ngày nhà đầu tư thông báo mua. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Sau khi hoàn tất phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm 3.076 tỷ đồng lên hơn 50.401 tỷ đồng

Trước đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã nâng giá mục tiêu thêm 4,0% lên 105.200 đồng/CP và duy trì khuyến nghị "phù hợp thị trường" đối với cổ phiếu VCB.

VCSC cho biết giá mục tiêu cao hơn là do định giá cao hơn theo phương pháp P/B mục tiêu khi chúng tôi cập nhật giá trị sổ sách đến cuối năm 2022 mặc dù đã giảm P/B mục tiêu từ 3,03 lần xuống 2,95 lần. Định giá thu nhập thặng dư của chúng tôi giảm 4,4% so với Báo cáo cập nhật cuối cùng của chúng tôi.

Ngoài ra, VCSC điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự phóng năm 2021 xuống 0,6% so với báo cáo trước đó do chi phí dự phòng tăng 15,9% và chi phí hoạt động kinh doanh (OPEX) tăng 2,7%, được bù đắp một phần bởi mức tăng 3,6% trong thu nhập từ lãi (NII) và mức tăng 3,4% trong thu nhập ngoài lãi (NOII).

Đồng thời, VCSC cũng điều chỉnh giảm tổng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2022 - 2025 7,9%, đến từ mức tăng tổng cộng 15% trong dự báo trích lập dự phòng và mức giảm 3,6% tổng dự báo NII của chúng
tôi.

VCSC cho biết rủi ro chính đối với VCB là việc huy động vốn không đạt được hiệu quả như mong đợi và rủi ro tiền gửi USD giảm, chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn, vốn không trả lãi và được cho là lượng CASA ít ổn
định hơn CASA bán lẻ.

Đóng cửa phiên giao dịch 9/12/2021, giá cổ phiếu VCB tăng thêm 0,51% đứng ở mức 99.200 đồng/cp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...