VietinBank sẽ bán 50% vốn tại công ty cho thuê tài chính

Mới đây, Hội đồng Quản trị VietinBank (mã: CTG) đã duyệt phương án chuyển nhượng 50% vốn của Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank Leasing) và chuyển đổi hình thức pháp lý.
VietinBank sẽ bán 50% vốn tại công ty cho thuê tài chính

Cụ thể, Vietinbank sẽ bán 49% vốn của VietinBank Leasing cho Mitsubishi UFJ Lease & Finance và 1% vốn cho 1 nhà đầu tư trong nước khác. Đồng thời, HĐQT cũng thông qua chuyển hình thức pháp lý của VietinBank Leasing từ công ty TNHH MTV sang công ty TNHH hai thành viên trở lên sau khi chuyển nhượng một phần vốn điều lệ.

HĐQT đã thông qua hợp đồng tài khoản thanh toán và tạm khóa giữa VietinBank, Công ty Mitsubishi UFJ Lease& Finance với Ngân hàng MUFG TP HCM (chi nhánh của cổ đông lớn của VietinBank); thoả thuận tạm khoá tài khoản thanh toán giữa VietinBank, nhà đầu tư trong nước với Ngân hàng TNHH Indovina (Công ty liên kết của VietinBank).

Ngân hàng sẽ phối hợp với các đối tác nhận chuyển nhượng để chuẩn bị hồ sơ và xin ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đối với việc chuyển đổi hình thức pháp lý của VietinBank Leasing.

Theo báo cáo thường niên của Vietinbank, tại 31/12/2019, tổng tài sản của VietinBank Leasing đạt 3.030 tỷ đồng, tăng 6% so với 31/12/2018. Tổng thu nhập đạt 274 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018, phần lớn là thu nhập từ hoạt động cho thuê tài chính đạt 272 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2018. Tổng chi phí là 152 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đạt 2.786 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với năm 2018 và đứng thứ 2 về thị phần dư nợ cho thuê tài chính tại Việt Nam. 

Nợ nhóm 2 của VietinBank Leasing chiếm 2,7%/tổng dư nợ cho thuê tài chính; tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,4%/tổng dư nợ cho thuê tài chính. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của Công ty là 122 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2018 chủ yếu do chi phí vốn đầu vào tăng.

Trong bối cảnh việc tăng vốn đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, để đảm bảo tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý, trong những năm gần đây, VietinBank phải chủ động trong điều tiết tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý, thoái vốn một số công ty con, giảm quy mô trái phiếu vốn thứ cấp mà VietinBank đã đầu tư, tối ưu hóa cơ cấu danh mục tài sản có rủi ro. 

Trong năm 2019, ngân hàng đã hoàn thành thoái vốn đầu tư tại Saigonbank, thoái một phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý VietinBank, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ VietinBank và đang tiếp tục bám sát tiến độ cơ cấu lại danh mục đầu tư và công ty con, đầu tư dài hạn theo lộ trình đặt ra tại Phương án cơ cấu lại theo hướng tối ưu hóa danh mục đầu tư. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...