Vietjet Air hút thêm 300 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

Đợt cuối tháng 5 vừa qua, Vietjet Air cũng phát hành thành công lô trái phiếu có giá trị 300 tỷ đồng, đồng thời thông qua qua phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.
Vietjet Air
Vietjet huy động thành công thêm 300 tỷ đồng trái phiếu.

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air, mã chứng khoán: VJC) vừa có báo cáo kết quả chào bán trái phiếu gửi sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, ngày 15/6, Vietjet Air đã phát hành thành công mã trái phiếu VJCH2328002 có tổng giá trị 300 tỷ đồng với lãi suất 12%/năm. Đây là lô trái phiếu có thời hạn 5 năm và được phát hành ở thị trường trong nước.

Trước đó, ngày 31/5, Vietjet Air cũng hoàn tất phát hành lô trái phiếu VJCH2328001 có giá trị 300 tỷ đồng, kỳ hạn 60 tháng, ngày đáo hạn là 31/5/2028. Lãi suất phát hành theo HNX là 12%/năm.

Đáng chú ý, trước ngày phát hành thành công lô trái phiếu 300 tỷ đồng trên, ngày 30/5, Vietjet Air đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM công bố thông tin về việc Hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành riêng lẻ 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, Hội đồng quản trị Vietjet Air phê duyệt kế hoạch phát hành 20.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 60 tháng và được phát hành với lãi suất cố định tối đa 12%/năm cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên.

Theo công bố, đây là trái phiếu doanh nghiệp thông thường, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm… Mục đích phát hành nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để chi trả các chi phí hoạt động về xăng dầu, chi phí cảng, điều hành bay, kỹ thuật, lương, bảo hiểm, thanh toán đặt cọc máy bay và các chi phí khác.

Vietjet Air muốn phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu trong bối cảnh hãng hàng không này hiện còn dư nợ trái phiếu lên tới 10.650 tỷ đồng, trong đó 650 tỷ đồng là trái phiếu dài hạn đến hạn trả, còn 10.000 tỷ đồng trái phiếu thường (đáo hạn 2024 và 2026). Tại thời điểm cuối tháng 3/2023, Vietjet ghi nhận nợ phải trả đạt 54.127 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính chiếm 18.800 tỷ đồng.

Vietjet Air
Tính từ đầu năm, thị giá VJC đã giảm hơn 14%.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý 1/2023, kết quả kinh doanh của Vietjet Air tăng mạnh so với cùng kỳ khi hãng thực hiện 31.300 chuyến bay, vận chuyển 5,4 triệu lượt khách, tăng lần lượt 57% và 75% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyến bay của hãng đạt hệ số sử dụng ghế bình quân cao 85%, độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,59%.

Trong quý, tổng sản lượng hàng hóa Vietjet Air vận chuyển đạt hơn 14.800 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ 2022. Vận tải hành khách quốc tế tiếp tục là điểm sáng với việc đóng góp gần 45% tổng doanh thu vận tải hành khách và chiếm 30% về số lượng chuyến bay và lượt khách.

Lợi nhuận gộp vận tải hàng không đạt 1.081 tỷ đồng trong quý và lợi nhuận sau thuế 168 tỷ đồng, tăng 320% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Vietjet Air đạt hơn 69,2 nghìn tỷ đồng, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu một lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không.

Năm 2023, Vietjet Air đã thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 50.200 tỷ đồng, tăng 25% so năm trước và lãi sau thuế đạt 1.000 tỷ đồng, khả quan hơn so với khoản lỗ 2.300 tỷ đồng vào năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán, tạm kết phiên sáng 19/6, cổ phiếu VJC giao dịch quanh mức 95.500 đồng/cổ phiếu, trung bình 10 phiên gần nhất có hơn 800.000 cổ phiếu được sang tay mỗi phiên, vốn hoá thị trường ước tính hơn 50.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...