Vietnam Airlines báo lỗ hơn 10.000 tỷ đồng

Ngày 13/10, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức họp báo công bố kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020.
Vietnam Airlines báo lỗ hơn 10.000 tỷ đồng

Thông tin tại buổi họp báo, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng – Trưởng ban Kế toán Tài chính cho biết doanh thu 9 tháng của Vietnam Airlines Group (bao gồm Vietnam Airlines (HoSE: HVN), Pacific Airlines và Vasco) đạt 23.948 tỷ đồng, giảm 58,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Lỗ hợp nhất trước thuế 9 tháng là 10.750 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch lỗ năm 2020. Riêng Vietnam Airlines lỗ 8.737 tỷ đồng, bằng 60,3% kế hoạch lỗ 2020.

Ảnh hưởng từ 2 đợt dịch, Vietnam Airlines Group (bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) vẫn khẳng định vị trí chủ lực tại thị trường nội địa với 51,7% thị phần vận chuyển hành khách. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines Group đã thực hiện an toàn tuyệt đối 46.700 chuyến bay, vận chuyển gần 11,9 triệu lượt hành khách và 146.000 tấn hàng hoá.

Trong quý III, sản lượng hành khách của Vietnam Airlines tăng 36,2% so với quý II. Hãng hàng không đã mở thêm 22 đường bay nội địa mới trong thời gian dịch bệnh được kiểm soát tốt và hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch toàn quốc vào quý II. Hiện nay, hãng đang khai thác hơn 60 đường bay nội địa với trung bình 300 chuyến bay mỗi ngày. Sản lượng vận chuyển hành khách nội địa có thời điểm vượt đến 12% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, doanh thu quý III chỉ tăng 4,5% và chi phí tăng 5,9% do việc các hãng hàng không dư thừa máy bay, liên tục tăng chuyến khiến giá vé giảm. Vì vậy, 3 hãng bay lỗ hợp nhất 4.187 tỷ đồng và lỗ riêng lẻ của Vietnam Airlines là 3.626 tỷ đồng.

Tính tới cuối quý III, công ty còn nguồn tiền 1.938 tỷ đồng. Vay ngắn hạn là 5.242 tỷ đồng, các khoản phải trả giãn hoãn thanh toán ở mức 4.268 tỷ đồng. Hãng đã cắt giảm 5.335 tỷ đồng các khoản chi, đàm phán giãn nợ và cân đốit hanh toán các khoản cần thiết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…