Vietnam Airlines giảm lỗ gần một nửa trong quý II/2022

Trong quý II/2022, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ sau thuế 2.568 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ 2021. Theo Vietnam Airlines, lần đầu tiên kể từ khi COVID-19 bùng phát, tổng công ty này ghi nhận có lãi trong nhiều ngày cao điểm hè tháng 7/2022.
Vietnam Airlines giảm lỗ gần một nửa trong quý II/2022

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, với mức doanh thu tăng gấp gần 3 lần năm ngoái lên xấp xỉ 18.430 tỷ đồng.

Dù vậy, Vietnam Airlines vẫn chưa thể thoát cảnh kinh doanh dưới giá vốn do giá nhiên liệu tăng mạnh. Cuối tháng 6, giá xăng Jet A1 vượt 160 USD/thùng, cao gấp hơn 2 lần mức bình quân năm ngoái. Đồng thời, thị trường quốc tế chưa phục hồi như kỳ vọng, nhất là Đông Bắc Á - thị trường mang lại nguồn thu quan trọng cho Vietnam Airlines trước dịch. Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận gộp âm 376 tỷ đồng, giảm 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Quý II/2022, mức lỗ của công ty mẹ Vietnam Airlines ít hơn 44% so sánh cùng kỳ, chỉ dừng ở mức 2.243 tỷ đồng. Mức lỗ của hợp nhất ít hơn 43% so sánh cùng kỳ, chỉ ở mức 2.568 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, kết quả cũng khả quan hơn khi mức lỗ công ty mẹ Vietnam Airlines chỉ 4.685 tỷ đồng, ít hơn cùng kỳ gần 39%, mức lỗ hợp nhất là 5.254 tỷ đồng, ít hơn cùng kỳ gần 40%.

Vietnam Airlines cho biết kết quả trên đạt được chủ yếu nhờ thị trường nội địa phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, các khó khăn còn tồn tại khiến hàng không chưa thể thoát lỗ gồm giá nhiên liệu bay (chiếm 40% chi phí khai thác) tăng cao đột biến – mức giá nhiên liệu bình quân cao gấp đôi cùng kỳ, thị trường quốc tế phục hồi chậm chạp, chưa được như kỳ vọng.

Theo Vietnam Airlines, lần đầu tiên kể từ khi COVID-19 bùng phát, tổng công ty này ghi nhận có lãi trong nhiều ngày cao điểm hè tháng 7/2022. Mùa du lịch hè nội địa kéo dài đến tháng 8, cùng với việc các thị trường quốc tế tiếp tục nới lỏng nhập cảnh, nhu cầu du lịch phục hồi, Vietnam Airlines kỳ vọng sẽ thu được dòng tiền lớn trong giai đoạn tới.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines trong nửa đầu năm nay dương 3.856 tỷ đồng, khởi sắc hơn hẳn con số âm 724 tỷ đồng của nửa đầu 2021.

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ này đạt gần 1.600 tỷ đồng, trái ngược với kết quả âm 364 tỷ đồng cùng kỳ. Tiền và tương đương tiền cuối quý II tăng lên hơn 3.300 tỷ, gấp gần hai lần ngày đầu năm.

Vietnam Airlines kỳ vọng cuối năm 2023, có thể phục hồi toàn bộ mạng bay quốc tế tương đương năm 2019. Việc dần phục hồi khai thác các đường bay quốc tế là cơ hội để Vietnam Airlines nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng doanh thu, nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, giảm lỗ và tiến tới có lãi trở lại trong các năm tới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...