Vietnam Airlines: Vẫn lỗ nặng khoảng 9.200 tỷ đồng năm 2022

Dù doanh thu vượt kế hoạch, nhưng công ty mẹ Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vẫn lỗ khoảng hơn 9.200 tỷ đồng cả năm 2022, vì mới giảm lỗ so với kế hoạch gần 70 tỷ đồng.

Năm 2022, Vietnam Airlines vận chuyển hơn 18 triệu lượt khách và 211.900 tấn hàng hóa. Doanh thu của vượt chỉ tiêu, đạt 121% kế hoạch, trong đó công ty mẹ đạt hơn 50.617 tỷ đồng, tương đương gần 74% mức trước dịch năm 2019.
Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, hãng đã thực hiện nhiều giải pháp về tiết kiệm và cắt giảm chi phí được gần 4.300 tỷ đồng. Vietnam Airlines đã giảm lỗ so với kế hoạch gần 70 tỷ đồng, tuy nhiên, kể từ khi COVID-19 bùng phát năm 2020, Vietnam Airlines lỗ âm vốn chủ sở hữu nên cả năm 2022, công ty mẹ hãng này có thể vẫn lỗ khoảng hơn 9.200 tỷ đồng.

Vietnam Airlines
Thị trường nội địa phục hồi tốt, kinh tế trong nước được dự báo tăng trưởng ổn định cũng là một yếu tố hết sức thuận lợi đối với Vietnam Airlines.

Như vậy, đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vietnam Airlines ghi nhận năm thua lỗ tệ hại. Cho dù doanh thu ước tính năm 2022 của Vietnam Airlines lớn hơn cả hai năm đầu đại dịch cộng lại.

Dự báo, năm 2023 sẽ là một năm mang đến cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp vận tải hàng không, trong đó có Vietnam Airlines. Các yếu tố bất lợi có thể kể đến là xung đột địa chính trị kéo dài, giá nhiên liệu và tỷ giá biến động khó lường, lạm phát tăng nên sức mua suy giảm.
Các yếu tố thuận lợi đến từ việc các thị trường quốc tế quan trọng đã mở cửa đón khách quốc tế, trong đó phải kể đến thị trường truyền thống lớn của nước ta là Trung Quốc, nhất là sau khi nước này bỏ chính sách zero- Covid và mở cửa trở lại.

Hiện, Châu Á đang "sục sôi" vì khách du lịch Trung Quốc quay lại vì liên tục háy vé máy bay sang nhiều nước. Singapore cấp tốc tuyển hàng loạt hướng dẫn viên tiếng Trung.
Đồng thời, thị trường nội địa phục hồi tốt, kinh tế trong nước được dự báo tăng trưởng ổn định cũng là một yếu tố hết sức thuận lợi đối với Vietnam Airlines.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Triển khai Nghị quyết 57: Cần cộng hưởng sức mạnh doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ

Triển khai Nghị quyết 57: Cần cộng hưởng sức mạnh doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn khẳng định cộng đồng doanh nghiệp rất mong muốn được tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên để đuổi kịp, thậm chí vượt các nước phát triển, ông Sơn cho rằng Việt Nam có thể tìm một lối đi riêng, phù hợp với đặc thù thể chế chính trị...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Những Nghị quyết được Bộ Chính trị ban hành cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước, đồng thời liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện…