Viettel Global (VGI) báo lỗ hàng trăm tỷ quý cuối năm 2021, CEO Tào Đức Thắng gặp khó khăn?

Viettel Global tiếp tục gặp khó khăn khi lỗ ròng liên tiếp 4 năm từ 2016 – 2019 trước khi có lãi trở lại năm 2020 - 2021. Tuy nhiên, quý IV/2021, vừa nhận chức Chủ tịch Viettel, CEO Tào Đức Thắng lại “đối mặt” với khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng.
Quý IV/2021, Viettel Global lỗ hàng trăm tỷ đồng. (Ảnh: Int)
Quý IV/2021, Viettel Global lỗ hàng trăm tỷ đồng. (Ảnh: Int)

Lỗ hàng trăm tỷ quý cuối năm 2021

Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global – mã VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu đạt xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, giảm gần 14% so với cùng kỳ.

Các thị trường quan trọng của Viettel như Natcom tại Haiti (+50%), Movitel tại Mozambique (+38%), Star Telecom tại Lào (+25%), Mytel tại Myanmar (+23%), Halotel tại Tanzania (+13%) đều có sự tăng trưởng. Doanh thu khu vực châu Phi tăng trưởng 24% lên 2.188 tỷ đồng trong khi khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latin đạt lần lượt là 2.098 tỷ và 641 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi trừ chi phí, Tổng công ty lỗ trước thuế 578 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ đến 1.174 tỷ đồng.

Dù vậy, doanh thu hợp nhất vẫn sụt giảm so với cùng kỳ do phải thay đổi cách ghi nhận theo quy định mới của Bộ Tài chính. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Viettel Global bị hạch toán giảm 1.600 tỷ đồng so với cách hạch toán trước đây (con số theo quy định cũ sẽ là gần 5.600 tỷ đồng). Khoản doanh thu bị giảm này sẽ được hạch toán vào năm 2022.

Trong năm tài chính 2021, Viettel Global thực hiện ghi nhận doanh thu dịch vụ viễn thông theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 7370/BTC-QLKT ngày 18/6/2020.

Theo đó, doanh thu bán thẻ viễn thông trả trước phải được xác định trên cơ sở lưu lượng thực tế mà khách hàng đã sử dụng trong kỳ. Khoản tiền thu bán thẻ nhưng khách hàng chưa sử dụng dịch vụ sẽ không được phản ánh vào doanh thu trong kỳ mà được chuyển sang ghi nhận doanh thu chưa thực hiện theo chính sách kế toán mới với tổng số tiền là 1.600 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2021, Viettel Global ghi nhận 19.289 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước (kết quả đã hạch toán giảm 1.600 tỷ đồng doanh thu theo quy định mới của Bộ Tài chính). Sau khi trừ đi các chi phí, Viettel Global lãi trước thuế 993 tỷ đồng, giảm hơn 17% so với thực hiện năm 2020.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Viettel Global đã giảm gần 6.600 tỷ đồng so với đầu năm xuống mức 52.414 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 28.061 tỷ đồng. Tổng công ty có đến 12.593 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi trong khi cũng vay nợ 12.238 tỷ đồng.

“Dấu ấn” của tân Chủ tịch Viettel tại Viettel Global

Viettel Global thành lập từ tháng 10/2007 với mục tiêu chính là đầu tư vào các dự án viễn thông tại thị trường nước ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động; nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô thị trường chuẩn bị cho hoạt động nghiên cứu.

Tổng công ty hiện là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) với tỷ lệ sở hữu lên đến 99%. Đáng chú ý, ông Tào Đức Thắng, tân Chủ tịch Viettel hiện đang là thành viên HĐQT của Viettel Global. Ông Thắng cũng từng có thời gian đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Viettel Global từ tháng 5/2014 đến tháng 6/2015 tuy nhiên không để lại nhiều dấu ấn.

Thậm chí, kết quả kinh doanh của Viettel Global lại có phần bết bát so với giai đoạn trước. Trong cả 2 quý đầu năm 2015, Tổng công ty đều thua lỗ đẩy khoản lỗ trước thuế 6 tháng hơn 773 tỷ đồng. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm đến gần 1.600 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong 2 năm 2013 và 2014 trước đó, Viettel Global đều lãi lớn với lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 2.083 tỷ và 2.972 tỷ đồng.

Sau giai đoạn dưới “trướng” CEO Tào Đức Thắng, tình hình kinh doanh của Viettel Global tiếp tục gặp khó khăn khi lỗ ròng liên tiếp 4 năm từ 2016 – 2019 trước khi có lãi trở lại trong năm 2020 và 2021. Các yếu tố khó lường như tỷ giá hay rủi ro chính trị tại các thị trường nước ngoài có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của Tổng công ty.

Xem thêm

Vị thế của Viettel Global đang bị đe doạ?

Vị thế của Viettel Global đang bị đe doạ?

Kinh doanh sa sút, âm vốn chủ sở hữu, khoản đầu tư vào Mytel về “mo”, thị giá cổ phiếu liên tiếp giảm… đang là những yếu tố khiến Viettel Global trở nên yếu thế trước đối thủ.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...