Viglacera được làm chủ đầu tư khu công nghiệp Yên Phong II-C

Theo quyết định thành lập, khu công nghiệp Yên Phong II-C do Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC) làm chủ đầu tư thuộc địa phận thị trấn Chờ, xã Đông Tiến và xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Viglacera được làm chủ đầu tư khu công nghiệp Yên Phong II-C

Dự án này có diện tích quy hoạch khoảng 219,22ha, tổng mức đầu tư 2.234 tỷ đồng. Trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 357,4 tỷ đồng, vốn vay là 558,5 tỷ đồng và vốn khác là 1.318 tỷ đồng.

Thời gian hoạt động khu công nghiệp là 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư.

Được biết, tháng 3/2019, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định phê duyệt Đồ án Qui hoạch chung xây dựng KCN Yên Phong II, huyện Yên Phong, tỉ lệ 1/5.000.

Cụ thể, diện tích lập quy hoạch Đồ án khoảng 655 ha, thuộc các xã Đông Tiến, Tam Giang, Hòa Tiến và thị trấn Chờ, huyện Yên Phong. Phía Bắc giáp Đường tỉnh 285B, phía Đông giáp khu dân cư cũ và Đường tỉnh 295; phía Tây giáp đê sông Cà Lồ và thôn Yên Vĩ (xã Hòa Tiến), phía Nam giáp Quốc lộ 18 và thôn Trác Bút, thị trấn Chờ.

Theo Đồ án, KCN Yên Phong II được chia làm 3 phân khu. Phân khu A nằm ở phía Tây Quốc lộ 3 với diện tích khoảng 151,27 ha. Phân khu B nằm giữa Quốc lộ 3 và Đường tỉnh 277 với diện tích khoảng 282,67 ha. Phân khu C nằm ở phía Đông Đường tỉnh 277 với diện tích khoảng 221,06 ha. Các phân khu bố trí đầy đủ các chức năng (sản xuất, khu điều hành, dịch vụ; cây xanh, giao thông, bãi đỗ xe và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối...) và được kết nối với nhau qua các trục giao thông đối ngoại và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của khu công nghiệp.

Quy hoạch sử dụng đất bao gồm: Đất xây dựng công trình điều hành, dịch vụ diện tích 26ha, mật độ xây dựng 50%; Đất xây dựng nhà máy, kho tàng diện tích hơn 435ha, mật độ xây dựng 60%; Đất cây xanh diện tích hơn 76ha, mật độ xây dựng 10%; Đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật (bãi đỗ xe, xử lý nước thải, nhà máy cấp nước, trạm biến áp...) diện tích hơn 20ha, mật độ xây dựng 30%; Đất nghĩa trang diện tích 22,14 ha, mật độ xây dựng 10%; Đất đường giao thông diện tích hơn 75 ha.

Mục tiêu của Đồ án nhằm cụ thể hóa nội dung đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt; làm cơ sở pháp lý để triển khai các đồ án quy hoạch phân khu trong KCN, đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng đối với các dự án trong KCN theo quy hoạch. Bên cạnh đó, xây dựng KCN Yên Phong với tính chất KCN tập trung, thân thiện với môi trường với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Trước đó, tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Yên Phong II-C, tỉnh Bắc Ninh.

Theo Quyết định, dự án có diện tích 219,22 ha thuộc địa phận Thị trấn Chờ và các xã: Đông Tiến, Tam Giang, huyện Yên Phong. Dự án có tổng vốn đầu tư 2.234 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 357,4 tỷ đồng, vốn vay là 558,5 tỷ đồng và vốn khác là 1.318 tỷ đồng. Thời hạn thực hiện dự án là 50 năm, tiến độ thực hiện dự án trong 5 năm kể từ khi quyết định chủ trương đầu tư.

>>Bắc Ninh duyệt đồ án xây dựng KCN Yên Phong II 655ha

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…