Sau 2 tháng chờ đợi, công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng đã được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2019.
Với những con số nói trên thì kế hoạch của Vinalines là mức thấp nhất trong số các tổng công ty giao thông hiện do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý.
Vinalines cũng được yêu cầu thực hiện kế hoạch đầu tư tối đa không quá 254 tỷ đồng (không bao gồm số tiền Tổng công ty phải hoàn trả để thu hồi 75,01% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn đã chuyển nhượng cho CTCP Đầu tư khoáng sản Hợp Thành theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ).
Theo Báo cáo tài chính quý I/2019 của công ty mẹ - Vinalines, tính đến ngày 31/3/2019, có các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại 18 công ty con với giá trị 9.236 tỷ đồng; 4 công ty liên doanh với giá trị 96 tỷ đồng và 11 công ty liên kết với giá trị 142,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, kết quả kinh doanh trong kỳ cũng đáng quan ngại khi lợi nhuận trước thuế âm 96,6 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lỗ 110 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong năm 2019 Vinalines cũng được yêu cầu phải hoàn thiện bộ máy, tổ chức và quản trị doanh nghiệp dưới mô hình công ty cổ phần; hợp nhất các doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới.
Cụ thể, hoàn tất tổ chức ĐHĐCĐ lần đầu để chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP sau khi đã tiến hành IPO vào tháng 9/2018. Hiện Vinalines tạm xác định sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu vào ngày 24/6/2019, sau khi chốt danh sách cổ đông tham dự vào ngày 24/5/2019.
Tại Đại hội này, Vinalines cũng sẽ phải hoàn thiện bộ máy với việc bổ nhiệm chính thức nhân sự Tổng giám đốc sau khi đã kéo dài việc “giữ” ông Nguyễn Cảnh Tĩnh ở chức vụ quyền Tổng giám đốc ròng rã gần 5 năm.
>> Vinalines bán rẻ “gần như cho không” công ty thua lỗ hàng trăm tỷ Vitranschart