Vinataba tiếp tục bị thanh tra

Thanh tra Chính phủ vừa công bố quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành làm việc với Vinataba về việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu.
Vinataba tiếp tục bị thanh tra

Trước mắt việc thanh tra được tiến hành ở giai đoạn từ tháng 1/2013 đến hết ngày 31/12/2017 của tổng công ty này. Trường hợp cần thiết quá trình thanh tra sẽ được mở rộng đến giai đoạn trước và sau thời kỳ nêu trên.

Thời gian thanh tra 70 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra (không kể ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định).

Đoàn thanh tra gồm 9 thành viên do ông Đặng Hùng Sơn, Thanh tra viên cao cấp, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn. Ngoài ra, 8 thành viên khác đều là những cán bộ của Cục Phòng chống tham nhũng – Thanh tra Chính phủ.

Vừa qua, Vinataba cũng đã được nêu tên trong kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về các đoàn công tác của các 4 bộ, ngành và nhiều địa phương đi nước ngoài, trong đó, Tổng công ty này đã tài trợ khá lớn cho một số đoàn đi.

Trước đó, báo cáo Kiểm toán Nhà nước cho thấy nhiều sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Vinataba. Công ty mẹ - Vinataba, Công ty Thuốc lá Thăng Long (Vinataba Thăng Long) đã góp vốn hoặc chậm thoái vốn trong lĩnh vực bất động sản không đúng quy định pháp luật.

Năm 2017, Vinataba dành 3,78 tỷ đồng để chia lương cho 11 lãnh đạo quản lý, trong đó có 10 người chuyên trách. Ngoài ra, các lãnh đạo quản lý tại doanh nghiệp còn được thưởng 138,6 triệu đồng. Tổng cộng, mỗi lãnh đạo chuyên trách Vinataba nhận khoảng 517 triệu đồng lương, thưởng năm 2017.

Năm 2018, doanh nghiệp này dự kiến nâng tổng quỹ lương lãnh đạo thêm một tỷ đồng, lên 4,79 tỷ. Trong đó, 4,75 tỷ đồng là quỹ lương dành cho 10 người chuyên trách, 93 triệu đồng cho người không chuyên trách.

Theo báo cáo chiến lược của Vinataba, đến năm 2025 dự kiến tổng doanh thu của Vinataba sẽ đạt 32.400 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 1,9%/năm và đến năm 2030 sẽ cán mốc 40 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 4,3%/năm.

Trong giai đoạn 2015-2020 (sau khi loại các khoản thu nhập bất thường năm 2015), tăng trưởng bình quân của Vinataba dự kiến đạt 4,3%/năm và giai đoạn 10 năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 3,1%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ năm 2025 đạt tối thiểu 14,1%.

Được biết, cuối năm 2016, Vinataba đã thoái vốn toàn bộ 51% vốn tại 2 doanh nghiệp bánh kẹo lâu năm là CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HNX: HHA) và CTCP Bánh kẹo Hữu Nghĩ (UPCoM: HNF).

Theo kế hoạch, Vinataba sẽ tiếp tục tái cấu trúc tập trung vào hoạt động kinh doanh chính thông qua 2 doanh nghiệp sở hữu 100% vốn là Công ty thuốc lá Sài Gòn và Thăng Long, có tổng mức đầu tư 4.281 tỷ đồng, tương đương 89% nguồn vốn đầu tư vào các công ty con

 >> "Mánh" bán đất giá rẻ của Vinachem, Vinataba, Vinafood 2

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...