Vinatex muốn thoái sạch vốn tại CTCP Dệt may Liên Phương

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa thông qua kế hoạch thoái vốn tại đơn vị thành viên là CTCP Dệt may Liên Phương với giá khởi điểm là 19.800 đồng/cp, tương đương giá trị lô cổ phần sẽ tối thiểu 89,1 tỷ đồng.
Vinatex muốn thoái sạch vốn tại CTCP Dệt may Liên Phương

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex - Mã: VGT) vừa công bố nghị quyết liên quan đến việc thoái toàn bộ 4,5 triệu cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Dệt may Liên Phương, tương đương với 19,15% số cổ phần nắm giữ tại thời điểm cuối năm 2021.

Theo đó, việc thoái vốn của tập đoàn sẽ được diễn ra theo hình thức chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá, với giá khởi điểm là 19.800 đồng/cp tương đương giá trị lô cổ phần sẽ tối thiểu là 89,1 tỷ đồng. Dự kiến việc chào bán sẽ diễn ra từ quý III tới.

Nếu chào bán không thành công, ban điều hành sẽ báo HĐQT của tập đoàn trước khi bán thỏa thuận.

Dệt may Liên Phương được thành lập từ năm 1960, có tên ban đầu là Kỹ nghệ tơ sợi Liên Phương Công ty - Lysyntex, chuyên sản xuất vải dệt thoi từ sợi tổng hợp (polyester, nylon,…). Giai đoạn 2013 - 2019, công ty tái cơ cấu sản xuất; sáp nhập với Công ty Vinatex ITC và đổi tên thành CTCP Dệt may Liên Phương như hiện tại.

Dệt may Liên Phương hiện sở hữu hai nhà máy chính là Nhà máy may veston VITC Garment (thuộc VITC Garment Co...) với công suất 600.000 bộ/năm và Nhà máy sản xuất vải len, công suất 6 triệu m/năm.

Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên cho năm tài khóa 2020 (diễn ra ngày 6/11/2021) do Dệt may Liên Phương công bố, tổng doanh thu hợp nhất năm 2020 gần 664 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 538 triệu đồng, trong đó lãi ròng đạt 174 triệu.

Xem thêm

Gelex mua lại thành công ba lô trái phiếu trị giá 1.200 tỷ

Gelex mua lại thành công ba lô trái phiếu trị giá 1.200 tỷ

Ngày 27/5, Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) đã thông báo phương án mua lại ba lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 1.200 tỷ đồng. Các trái phiếu này được phát hành vào năm 2020 và 2021, tất cả đều có kỳ hạn ba năm. Ngày tổ chức mua lại là 8/6 và 17/6/2022.

Có thể bạn quan tâm

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Trong bối cảnh thị trường truyền thông và giải trí cạnh tranh khốc liệt, Yeah1 ghi dấu ấn bằng kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2025. Doanh nghiệp này còn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại khi một quỹ lớn đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với cuộc đua margin sôi động chưa từng có, khi hàng loạt công ty chứng khoán như VPS, Kafi, SSI, VCBS và VPBankS liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về tăng trưởng dư nợ...

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 đã có một phiên giao dịch đầy biến động do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi loạt thông tin quan trọng về dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận từ một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ…