Vinatex muốn thoái vốn khỏi công ty con và công ty liên kết

Vinatex vừa thông qua Nghị quyết thoái toàn bộ vốn mà Tập đoàn đang nắm giữ tại Công ty TNHH Nguyên liệu Dệt may Việt Nam và Công ty Cổ phần Vinatex OJ.
Vinatex muốn thoái vốn khỏi công ty con và công ty liên kết

Theo văn bản mới công bố, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex; mã chứng khoán: VGT) muốn thoái vốn toàn bộ tại công ty con là Công ty TNHH Nguyên liệu Dệt may Việt Nam, tỷ lệ sở hữu của Vinatex tại công ty này là 61,6 %, giá trị vốn góp ban đầu là 29,32 tỷ đồng.

Đồng thời, Vinatex cũng sẽ thoái vốn đang nắm giữ tại công ty liên kết là Công ty Cổ phần Vinatex OJ. Hiện tỷ lệ sở hữu của Vinatex tại Vintex OJ là 35%, giá trị vốn góp ban đầu là 10,15 tỷ đồng.

Được biết, Công ty TNHH Nguyên liệu Dệt may Việt Nam là công ty hoạt động trong lĩnh vực mua bán nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng ngành dệt may. Bên cạnh đó, công ty liên kết là Công Ty Cổ Phần Vinatex OJ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị may, phụ tùng ngành may, sản xuất theo yêu cầu các loại bàn cắt, ghế ngồi may…và tư vấn về thiết lập chuyền may cho các nhà máy may.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, Vinatex đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 17,5 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận 610 tỷ đồng, giảm lần lượt gần 11% và 50% so với năm trước.

Kế hoạch trên được đặt theo kịch bản ngành sợi có hiệu quả trở lại ngay từ quý 3 và quý 4, với tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt lần lượt 1% và 2%. Đồng thời, ngành may có kết quả quý 3 hiệu quả tương đương quý 2, quý 4 có hiệu quả tăng 10% so với quý 3. 

thoái vốn
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VGT hiện đang giao dịch quanh mức giá 12.700 đồng/cổ phiếu.

Kết thúc quý 1/2023, doanh thu hợp nhất của VGT đạt gần 4.456 tỷ đồng, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí hoạt động kinh doanh tăng cao khiến lợi nhuận của Tập đoàn giảm gần 69% còn 118 tỷ đồng. Nếu tính riêng lãi ròng, Vinatex chỉ thu về hơn 56 tỷ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ.

Trong ba tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam giảm 19%, giảm mạnh hơn mức giảm kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Các doanh nghiệp sợi không có cầu, giá bán sợi chưa thể cải thiện trong ngắn hạn. Đồng thời, doanh nghiệp may thiếu đơn hàng cũng như giá gia công giảm mạnh 20-50%. Chi phí (xăng dầu, lương, điện, lãi suất) trong nước có xu hướng tăng.  

Sang quý 2, VGT đặt kế hoạch doanh thu gần 4.339 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 58 tỷ đồng. Mục tiêu tới năm 2025, VGT hướng tới dần tự chủ nguyên liệu, tạo được chuỗi sản xuất nội bộ. Theo đó, lợi nhuận sẽ được chia sẻ và cân đối trong chuỗi từ kéo sợi, dệt nhuộm hoàn tất đến may, không mất đi lợi nhuận khi phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, giá trị gia tăng của công ty sẽ đạt trên 80%. 

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VGT hiện đang giao dịch quanh mức giá 12.700 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Dệt may "đói" đơn hàng vì chưa xanh hóa

Dệt may "đói" đơn hàng vì chưa xanh hóa

Ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với áp lực chuyển đổi sản xuất, khi xanh hóa ngành dệt may là xu thế tất yếu của các quốc gia, mọi doanh nghiệp phải triển khai nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững ...

Có thể bạn quan tâm