Tập đoàn dệt may Việt Nam công bố tình hình kinh doanh 2022

Thị trường dệt may quý 4 lao dốc đã khiến doanh thu của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) giảm so với năm 2021.

Cụ thể, doanh thu hợp nhất Tập đoàn dệt may Việt Nam đạt 19,535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận hợp nhất đạt 1,090 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch, nhưng giảm 25% so với năm 2021.

Doanh thu Công ty mẹ của Tập đoàn dệt may Việt Nam đạt 2,157 tỷ đồng, tăng 132% so với cùng kỳ. Lợi nhuận đạt 336 tỷ đồng, tăng 8% cùng kỳ.

Năm 2023, Tập đoàn dệt may Việt Nam đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 20,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1,350 tỷ đồng. Công ty mẹ doanh thu ước đạt 2,160 tỷ đồng, lợi nhuận 350 tỷ đồng.

Tập đoàn dệt may Việt Nam
Doanh thu Công ty mẹ của Tập đoàn dệt may Việt Nam đạt 2,157 tỷ đồng, tăng 132% so với cùng kỳ

Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết, từ tháng 8 thị trường có dấu hiệu xấu và từ tháng 9, thị trường dệt may đổi chiều đi xuống. Trong những tháng đầu quý 4, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn khi thị trường sợi gần như không có thanh khoản. Thị trường may đơn hàng giảm mạnh, thông tin báo lỗ từ các đơn vị liên tục được đưa về, đặc biệt là các đơn vị sợi.

Điều này đã khiến kết quả hoạt động của 1 số đơn vị trong Tập đoàn dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng và chững lại. Cho dù ngay từ những tháng đầu năm, Tập đoàn đã đưa ra các dự báo sớm, nhưng trước sự đảo chiều nhanh chóng của thị trường, tất cả các doanh nghiệp thành viên của Vinatex vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hiện, dệt may là ngành phản ứng khá nhạy với diễn biến kinh tế vĩ mô toàn cầu, lạm phát tại Mỹ và EU đều lên mức cao nhất 4 thập kỷ, lần lượt ở mức 8% và 10%. Nó đã gián tiếp tác động đến chi tiêu hàng tiêu dùng trong đó có hàng dệt may.

Tuy nhiên, xuất khẩu của cả ngành Dệt May Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 vẫn đạt trên 41 tỷ USD, vẫn tăng 14% so với cùng kỳ 2021. Hiệp hội Dệt May Việt Nam dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của ngành Dệt May Việt Nam ước đạt 44 – 44,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.

Riêng năm 2023, tình hình kinh tế thế giới được dự báo không mấy tích cực khi IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu là 2,7%, giảm 0,2% so với báo cáo hồi tháng 7. Đồng thời, thế giới có thể đối mặt với suy thoái nghiêm trọng.

Xem thêm

Tập đoàn Dệt may Vinatex được chuyển giao về SCIC

Tập đoàn Dệt may Vinatex được chuyển giao về SCIC

Ngày 23/11, Bộ Công Thương và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức lễ chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) về SCIC.
Vì đâu Vinatex muốn thoái vốn khỏi Len Việt Nam?

Vì đâu Vinatex muốn thoái vốn khỏi Len Việt Nam?

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã: VGT) vừa thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 2,75 triệu cổ phần, chiếm 67,15% vốn CTCP Len Việt Nam với phương thức cạnh tranh trong phạm vi 100 nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...