Vingroup giải thể Grand Prix, giấc mơ đua xe F1 tại Việt Nam vẫn còn dang dở

Mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup (Mã chứng khoán: VIC) vừa ban hành nghị quyết về việc giải thể Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix, đồng nghĩa với việc giải F1 dự định tổ chức tại Việt Nam chính thức khép lại...
Grand Prix

Được biết, Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix là một công ty con do Vingroup sở hữu 100% vốn điều lệ và mức vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng được thành lập vào tháng 8/2018 với mục đích tổ chức giải đua xe công thức 1 (Formula 1 - F1).

Nhưng ban đầu, 100% vốn góp tại công ty này được sở hữu bởi Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast. Sau đó, toàn bộ bốn góp tại Việt Nam Grand Prix đã được chuyển nhượng về Vingroup.

Về việc giải thể, hội đồng quản trị giao cho tổng giám đốc Vingroup, đại diện theo pháp luật làm việc với ban lãnh đạo Công ty Việt Nam Grand Prix để triển khai thực hiện, cùng với đó là tiến hành các thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật.

Trước đó theo kế hoạch, chặng đua F1 đầu tiên tại Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 4/2020. Chặng đua được Thành phố Hà Nội đăng cai tổ chức, sau đó đã giao cho Công ty Việt Nam Grand Prix đứng ra tổ chức độc quyền sự kiện chặng đua xe F1, cùng với đó phí đăng cai do công ty này chi trả cho F1.

Chặng đua F1 sẽ diễn ra trong khuôn viên khu Liên hiệp thể thao Mỹ Đình và một phần trên đường giao thông công cộng, chạy qua các phố: Lê Quang Đạo, Lê Đức Thọ….Chặng đua này dự kiến được tổ chức trong vòng 1 tuần. 

Đến tháng 2/2020, đường đua hoàn tất thi công toàn bộ 5,607km, gồm 23 góc cua và các hạng mục cố định đi kèm đều được đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và khắt khe sau hơn 11 tháng thi công.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xuất hiện kéo dài từ năm 2019 đến năm 2021 đã khiến cho chặng đua xe F1 tại Việt Nam không thể diễn ra theo đúng kế hoạch.

Cuối cùng, sau nhiều lần trì hoãn, tính toán và nỗ lực nhưng bất thành, rốt cuộc thì giải đua xe danh giá nhất hành tinh không thể đến với người hâm mộ Việt Nam như dự kiến ban đầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...