Vinpearl chính thức nộp đơn niêm yết HOSE, thị trường mong ngóng màn chào sân

HOSE cho biết đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Vinpearl với số lượng đăng ký niêm yết là gần 1,8 tỷ đơn vị, tương ứng với vốn điều lệ 17.933 tỷ đồng...

Vinpearl chính thức nộp đơn niêm yết HOSE, thị trường mong ngóng màn chào sân

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vinpearl ngày 3/3. Số lượng đăng ký niêm yết là gần 1,8 tỷ đơn vị, tương ứng với vốn điều lệ 17.933 tỷ đồng. Tổ chức tư vấn là Chứng khoán SSI.

Trước đó, ngày 15/11/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng của Vinpearl.

Vào tháng 2, Vinpearl đã phát hành hơn 70 triệu cổ phiếu với giá 71.350 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 17.933 tỷ đồng như hiện tại. Nguồn vốn này được sử dụng để góp vốn vào VinWonders Nha Trang, nhận chuyển nhượng cổ phần một số dự án từ Vingroup (mã chứng khoán: VIC), trả gốc và lãi vay, cũng như bổ sung vốn lưu động.

Đến 20/2, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) thông báo nhận lưu ký gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL của Vinpearl, theo hình thức ghi sổ.

Đây là một thành viên trong hệ sinh thái của Vingroup, có trụ sở tại đảo Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

44 cơ sở và 4 quần thể du lịch - giải trí của Vinpearl hiện đang có mặt tại 17 tỉnh thành trên toàn quốc, bao gồm 30 khách sạn với công suất trên 15.900 phòng khách sạn và phòng biệt thự, 7 công viên chủ đề và công viên giải trí VinWonders, 2 công viên bảo tồn và chăm sóc động vật bán hoang dã, 4 sân golf tại Việt Nam cùng 1 sân golf tại Australia và 1 học viện cưỡi ngựa.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2024, Vinpearl ghi nhận tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm đạt 14.388 tỷ đồng, tăng 55% so với năm trước.

Xét về cơ cấu doanh thu, mảng kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch và vui chơi giải trí vẫn đóng góp chủ lực với tỷ trọng gần 75% tổng doanh thu, đạt 10.678 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm liền trước.

Hoạt động tài chính ghi nhận sự biến động lớn khi doanh thu giảm phân nửa từ 8.728 tỷ đồng năm 2023 xuống 4.264 tỷ đồng. Sự biến động này đến từ việc không còn lãi chuyển nhượng cổ phần nhưng bù đắp một phần bằng lợi nhuận từ chuyển giao quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 2.550 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 671 tỷ đồng năm 2023.

anh-chup-man-hinh-2025-03-07-luc-143537.png
Diễn biến nhóm cổ phiếu "họ" Vingroup trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu "họ" Vingroup bất ngờ chứng kiến sự tăng tốc ngoạn mục trong phiên giao dịch ngày 7/3. Các cổ phiếu như VHM của Vinhomes và VRE của Vincom Retail đồng thuận tăng mạnh với mức tăng từ 2,5% tới hơn 3%. Nổi bật là VIC của Vingroup, thị giá cổ phiếu này có thời điểm “bốc đầu” kịch trần vào phiên chiều, leo lên 45.300 đồng/cổ phiếu, tức vùng đỉnh gần 5 tháng (kể từ tháng 10/2024).

Điều đáng nói là, các cổ phiếu thuộc “họ” Vingroup kể trên đều chứng kiến nhịp hồi phục từ giữa tháng 2 tới nay, thị giá nhanh chóng tăng thêm từ 10%-20% chỉ sau chưa đầy 3 tuần.

Cổ phiếu tăng mạnh trở lại mang đến niềm vui cho cổ đông, trong đó có tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Theo cập nhật từ Forbes, ông Phạm Nhật Vượng đang là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản lên đến 5,4 tỷ USD, đứng thứ 624 thế giới, tăng 13 hạng so với ngày 3/3.

Ngoài các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam, một phần không nhỏ tài sản của ông Vượng còn nằm tại cổ phiếu VinFast – doanh nghiệp đang niêm yết trên Nasdaq.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...