Vitranschart âm vốn chủ sở hữu hơn 1.700 tỷ đồng

Tính đến 30/6, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart) lỗ lũy kế 2.262 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 1.717 tỷ đồng.
Vitranschart âm vốn chủ sở hữu hơn 1.700 tỷ đồng

Vitranschart (MCK: VST) vừa công bố BCTC bán niên soát xét với nhiều điểm đáng chú ý.

Theo đó, tính đến trong nửa đầu năm 2022, Vitranschart có doanh thu 420,2 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ, nhưng lại ghi nhận khoản lỗ 275 triệu đồng.

Khoản lỗ của Vitranschart là do công ty đã ghi nhận 71,7 tỷ đồng chi phí tài chính, tăng 62% so với cùng kỳ trong đó phần lớn là chi phí lãi. Ngoài ra công ty còn bị phạt 44,7 tỷ đồng đối với các khoản vay quá hạn. 

Ngoài ra, BCTC cũng cho biết đến thời điểm 30/6, số lỗ lũy kế của VST là 2.262 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.717 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn đang có số nợ quá hạn thanh toán là 554 tỷ đồng. 

VST là công ty con của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, hoạt động trong ngành vận tải biển với đội tàu 7 chiếc, đồng thời đào tạo, cung ứng xuất khẩu chuyên môn. Công ty hoạt động chính ở khu vực Đông Nam Á.

Do đó, công ty kiểm toán đã nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của VST.

Theo kiểm toán viên, ngoài việc Vitranschart lỗ lũy kế và âm vốn chủ sở hữu, VST còn phải trả Chi phí phải trả ngắn hạn, chi phí lãi vay phải trả cho các khoản vay quá hạn này là 1.210 tỷ đồng.

Trong khi đó, Vitranschart chưa có phương án hiệu quả để khắc phục khả năng thanh toán cũng như tìm kiếm được nguồn tiền để thanh toán cho các khoản vay đến hạn trong vòng 12 tháng tới trong điều kiện hoạt động bình thường.

Ngoài ra, công ty này cũng đang đối mặt các vụ kiện của ngân hàng về việc phải thanh toán ngay các khoản vay. 

Về khoản vay vốn lưu động của công ty tại ngân hàng MSB, kiểm toán cho biết, ngân hàng này yêu cầu truy thu lãi vay và lãi phạt liên quan đến khoản vay vốn lưu động và vay dài hạn đóng tàu VTC Phoenix cho giai đoạn từ quý III/2015 đến ngày 23/3 là hơn 94 tỷ đồng. 

Trong số này, chi phí lãi vay đã trích từ các năm trước là 27 tỷ đồng, chi phí lãi vay cần ghi nhận bổ sung là 65 tỷ đồng. Tuy nhiên, VST đang ghi nhận vào chi phí trong kỳ 34 tỷ đồng và dự kiến ghi nhận đủ khoản chi phí này vào 6 tháng cuối năm 2022. Nếu không đạt thoả thuận miễn giảm lãi, công ty sẽ điều chỉnh hồi tố chi phí lãi vay các năm trước tương ứng theo thời gian tính lãi.  

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...