VN-Index "bay" gần 25 điểm, nhà đầu tư ưu tiên quản trị rủi ro và hạn chế việc mua thêm

Tín hiệu kỹ thuật đang cho thấy xu hướng giảm hoàn toàn chiếm ưu thế và có khả năng sẽ tiếp diễn trong các phiên tới. Nhà đầu tư tạm thời cần ưu tiên quản trị rủi ro, hạn chế việc mua thêm và chờ thị trường phản ứng tại ngưỡng hỗ trợ để thêm phương hướng hành động...

VN-Index "bay" gần 25 điểm, nhà đầu tư ưu tiên quản trị rủi ro và hạn chế việc mua thêm

Chứng khoán ngày 1/8, sau phiên giao dịch tăng điểm hôm qua, thị trường mở cửa phiên sáng nay tiếp tục trong sắc xanh và VN-Index tiến gần 1.260 điểm, tuy nhiên lực cầu yếu khiến chỉ số sau đó giảm điểm.

Áp lực bán gia tăng và ngày càng mạnh trong phiên chiều tại nhiều nhóm cổ phiếu khiến VN-Index kết phiên giảm 24,55 điểm (-1,96%) về mốc 1.226,96 điểm. HNX-Index kết phiên tại mốc 229,23 điểm, giảm 6,13 điểm (-2,6%).

Độ rộng thị trường nghiêng về tiêu cực với 306 cổ phiếu giảm giá (27 mã giảm sàn), 41 cổ phiếu tăng giá, 27 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 132 cổ phiếu giảm giá (10 mã giảm sàn), 43 cổ phiếu tham chiếu và 38 cổ phiếu tăng giá.

Điểm tích cực là thanh khoản trên cả 2 sàn tăng mạnh so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh +24,3% tại HOSE và đặc biệt +216% tại HNX, bên cạnh đó khối ngoại phiên hôm nay mua ròng trên cả 2 sàn với +59,4 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã VCB (+191,9 tỷ), VNM (+159 tỷ), MWG (+110 tỷ) và MSN (+83,5 tỷ)...

Ở chiều ngược lại, bán ròng FPT (-163,2 tỷ), SSI (-112,6 tỷ)... Cùng với đó, HNX mua ròng +30,8 tỷ đồng, tập trung tại các mã IDC (+10,8 tỷ), TNG (+3,9 tỷ) và LAS (+3,6 tỷ), chiều bán ròng nổi bật với MBS (-1,5 tỷ), DHT (-0,7 tỷ), HUT (-0,5 tỷ)...

Trong phiên giảm điểm mạnh, vẫn có một số cổ phiếu tích cực hôm nay như ngân hàng với VCB (+1,68%), NAB (+1,65%), SSB (+0,69%)... Thực phẩm và đồ uống, tiêu biểu với mã DBC (+2,34%), VTL (+3,7%), MCH (+0,37%)...

Bên cạnh đó thông tin giá dầu brent tăng +3,83% phiên giao dịch hôm qua trước diễn biến mới nhất về căng thẳng tại Trung Đông giữa Iran và Israel sau khi thủ lĩnh Hamas bị ám sát, góp phần tác động lên sắc xanh nhiều cổ phiếu dầu khí như PVD (+0,54%), PVC (+0,72%), TOS (+0,18%), PTV (+0,62%)...

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu chứng khoán ghi nhận tiêu cực nhất trong phiên hôm nay với nhiều mã giảm sâu như SSI (-4,72%), MBS (-8,22%), BVS (-7,8%), EVS (-7%), VDS và CTS giảm kịch biên độ (-6,9%), FTS (-6,9%), BSI (-6,4%)..., một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giảm điểm như ngành viễn thông với VGI (-14,6%), TTN (-2,85%), MFS (-7,5%)...

Đa số cổ phiếu ngành hóa chất và phân bón có một phiên giao dịch giao dịch trong sắc đỏ, cụ thể là DGC (-5,36%), CSV (-2,13%), DCM (-3,91%), DPM (-2,41%), LAS (-4,44%), DDV (-6,45%), BFC giảm kịch biên độ (-6,94%)... Nhiều cổ phiếu ngành bất động sản dân cư cũng giảm mạnh như QCG (-6,94%), PDR (-6,84%), NTL (-6,84%), NVL (-5,5%), HDG (-4,8%)…

anh-chup-man-hinh-2024-08-01-luc-184236-8056.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Hạn chế giải ngân mua mới

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư giữ tâm lý bình tĩnh, cơ cấu lại danh mục, loại bỏ những mã vi phạm ngưỡng cắt lỗ và chỉ duy trì những mã giữ vững xu hướng và chưa vi phạm quy tắc giao dịch nào.

Thị trường hiện tại đang tương đối yếu do thiếu lực cầu, nên nhà đầu tư hạn chế giải ngân mua mới trước khi có những tín hiệu xác nhận rõ ràng hơn về xu hướng chung.

Có thể tiếp tục gặp một vài điều chỉnh

Chứng khoán AIS

Chỉ số VN-INdex ghi nhận phiên giảm điểm mạnh, cùng thanh khoản tăng. Điều này cho thấy bên bán khá chủ động và gây áp lực lớn lên toàn thị trường. Chỉ số có thể duy trì được xu thế tăng trong trung và dài hạn (được hình thành từ tháng 11/2022).

Tuy nhiên, trong ngắn hạn thị trường có thể tiếp tục gặp một vài điều chỉnh nữa. Hỗ trợ mạnh nhất là quanh vùng 1.200 điểm (giá trị đường trung bình MA200 ngày). Mất vùng này, xu thế trung và dài hạn của thị trường sẽ xấu đi.

Ưu tiên quản trị rủi ro, hạn chế việc mua thêm

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Những kỳ vọng lạc quan về thị trường trong tháng 8 đã không thành hiện thực, thay vào đó là một áp lực bán mạnh và bất ngờ khiến thị trường giảm rất sâu trong phiên đầu tiên của tháng mới. Không một nhóm ngành nào tăng điểm, một màu đỏ rực nhuộm thắm cả thị trường.

Bên cạnh đó, thanh khoản phiên hôm nay tăng cao, khối lượng khớp lệnh trên HSX vượt 29.7% so với mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý hoảng loạn đã xuất hiện.

Tín hiệu kỹ thuật đang cho thấy xu hướng giảm hoàn toàn chiếm ưu thế và có khả năng sẽ tiếp diễn trong các phiên tới. Ngưỡng hỗ trợ được kỳ vọng sẽ ngăn đà rơi trong ngắn hạn của VN-Index rơi vào mốc xung quanh 1.195 điểm. Vì vậy, tạm thời chúng ta cần ưu tiên quản trị rủi ro, hạn chế việc mua thêm và chờ thị trường phản ứng tại ngưỡng hỗ trợ để thêm phương hướng hành động.

Chỉ số sẽ tiếp tục phá vỡ đáy ngắn hạn

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index hình thành mẫu nến "Bearish engulfing" với thanh khoản đột biến, phủ định gần như toàn bộ thành quả tăng điểm trong nhịp hồi phục trước đó và cho thấy áp lực phân phối khá mạnh.

Nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục phá vỡ đáy ngắn hạn trước khi có cơ hội bước vào một nhịp hồi phục gối đầu tại vùng hỗ trợ gần.

Sau khi bán giảm vị thế nắm giữ xuống mức thấp trong nhịp hồi phục vừa qua, nhà đầu tư có thể thực hiện mua thăm dò trở lại một phần tỷ trọng trading gối đầu tại vùng giá thấp.

Nhà đầu tư nên hạ tỷ trọng

Chứng khoán Asean

Thị trường trải qua một phiên giao dịch phủ định đà hồi phục của cả tuần này và chính thức trở lại nhịp điều chỉnh số 3. Tín hiệu rung lắc đã được dự báo bởi trạng thái phân hóa sức mạnh ở độ rộng các nhóm ngành trong những phiên gần đây trong các bản tin trước của chúng tôi.

Điểm tích cực là thanh khoản gia tăng, tuy nhiên liệu đây chỉ là lực cầu mua hoảng loạn hay là vùng mua bền vững thì sẽ cần thêm dữ liệu để đánh giá. Do đó, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên hạ tỷ trọng, do thị trường tạo đáy không thành công và tạm quan sát.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

VN-Index thu hẹp đà giảm, song tín hiệu đảo chiều vẫn chưa xuất hiện

VN-Index thu hẹp đà giảm, song tín hiệu đảo chiều vẫn chưa xuất hiện

Sau khi giảm gần 10 điểm thì lực cầu có xu hướng gia tăng giúp VN-Index đóng cửa chỉ còn giảm điểm nhẹ. Dù thu hẹp đáng kể đà giảm, song tín hiệu đảo chiều vẫn chưa xuất hiện. Nhà đầu tư nên thận trọng, tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi thêm trước khi mở thêm vị thế mua gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...