VN-Index cầm cự mốc 970 điểm, chọn cổ phiếu nào “sống sót” qua bão?

VN-Index giảm hơn 14 điểm trong áp lực chốt lời mạnh, dòng tiền vào yếu... Đây cũng là cơ hội xem xét giải ngân cho các nhà đầu tư, đặc biệt với một số mã cổ phiếu ngân hàng có nền tảng kinh doanh tốt
VN-Index cầm cự mốc 970 điểm, chọn cổ phiếu nào “sống sót” qua bão?

Phiên giao dịch ngày 21/6, thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh giảm sâu, tâm lý giằng co chi phối. Chỉ số VN-Index có lúc giảm hơn 14,3 điểm, xuống còn 966,6 điểm. HNX-Index giảm 2,34 điểm xuống 109,77 điểm và Upcom-Index giảm 0,45 điểm còn 51,57 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm xuống mức thấp với tổng khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt 129 triệu đơn vị, tương ứng với tổng giá trị khớp lệnh đạt 3.110 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, dầu khí… vẫn tiếp tục chuỗi giảm điểm sâu, là nguyên nhân chính khiến chỉ số giảm mạnh.

Chịu ảnh hưởng chung của thị trường, nhóm cổ phiếu “vua” những phiên gần đây giảm điểm khá mạnh, đặc biệt nhóm cổ phiếu dẫn đầu ngành ngân hàng, đơn cử: mã VCB giảm 3% về 58.100 đồng/CP, CTG giảm 2,4% về 26.800 đồng/CP, TCB giảm 9,6% về 94.000 đồng/CP, BID giảm 6,2% xuống còn 27.200 đồng/CP...

Nhiều công ty chứng khoán nhận định, dù thị trường đang điều chỉnh và có thể tiếp tục giằng co trong một số phiên tới, song triển vọng thị trường nhìn chung vẫn tốt, dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, bất chấp Fed vừa tăng lãi suất.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, ngay cả trong giai đoạn thị trường suy giảm hiện nay, nhà đầu tư vẫn có cơ hội đầu tư thành công nếu chọn cho mình danh mục những cổ phiếu sẽ có khả năng tăng trưởng mạnh khi thị trường đi vào giai đoạn phục hồi. Đây là thời điểm để nhà đầu tư lựa chọn, mua vào những mã cổ phiếu cơ bản của các doanh nghiệp có nền tảng kinh doanh tốt, làm ăn hiệu quả cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng dù thời gian qua có diễn biến tăng/giảm mạnh song vẫn thu hút được dòng tiền lớn, bởi hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu hoạt động ổn định, tăng trưởng cao, xử lý nợ xấu tích cực… Một số ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng khả quan, nhất là dự báo lợi nhuận tăng cao hơn nhờ mở rộng mảng ngân hàng bán lẻ, ngân hàng số.

Đáng chú ý, hai mã cổ phiếu VPB và TCB đều mới lên sàn trong năm 2018 nhưng đã gây sốt trên HoSE. Kết quả kinh doanh của hai nhà băng này đều ghi nhận doanh thu, lợi nhuận đột biến và đang tăng tốc nhanh chóng trên đường đua thị phần ngân hàng bán lẻ…

Đơn cử, mặc dù mã TCB cũng giảm điểm theo xu hướng điều chỉnh ngắn hạn của thị trường chung song trong hơn chục phiên giao dịch sau khi lên sàn, cổ phiếu TCB đang trụ khá vững ở mức trên 105 nghìn đồng/CP, và hiện có giá cao nhất trong nhóm ngân hàng, vượt xa thị giá các mã VCB, CTG, VPB, ACB, BID, MBB… Lực bán chốt lời TCB cũng đang giảm dần sau khi niêm yết, thanh khoản duy trì ổn định. Hiện, Techcombank có cổ đông rất “cô đặc” với nhiều quỹ đầu tư ngoại nắm giữ cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư lâu dài. Lượng lưu hành của nhà đầu tư nhỏ lẻ bên ngoài thị trưởng chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 5-6%.

Trong đợt điều chỉnh sâu vừa qua, TCB có lúc rơi xuống mức 92.000 đồng/CP, song đã nhịp hồi phục rất mạnh tới 20% khiến không ít nhà đầu tư tiếc nuối khi bán mất hàng ở vùng đáy. Thông tin đáng chú ý là Techcombank đã thông qua kế hoạch phát hành tăng vốn lên gần 35 nghìn tỷ đồng bằng việc chia thưởng cổ tức với tỷ lệ 1:2. (tức mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu hiện hữu sẽ nhận thêm 2 cổ phiếu). Ước tính ở vùng giá 100.000 đồng/CP, sau khi chia tách cổ phiếu TCB sẽ điều chỉnh về vùng giá quanh 40.000 đồng.CP.

Nhà đầu tư cũng kỳ vọng kết quả kinh doanh năm 2018 tăng trưởng khả quan sẽ hỗ trợ cổ phiếu TCB sinh lời lâu dài. Năm 2018, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 10.000 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2017. Đây là một trong hai ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khối ngân hàng TMCP tư nhân, với tỷ suất sinh lời ở nhóm đầu.

Thị trường vẫn đang trong tâm lý giằng co, chờ đợi những tín hiệu tích cực từ hoạt động kinh doanh 6 tháng của doanh nghiệp, dự kiến sẽ được công bố đồng loạt vào tháng 7 tới. Nhóm ngân hàng tiếp tục được kỳ vọng sẽ dẫn “sóng” thị trường, hỗ trợ kéo chỉ số hồi phục mạnh mẽ. Do đó, thời điểm này dòng tiền vẫn đang “trú ẩn” ở những mã cổ phiếu vừa có giá hấp dẫn, vừa có giá trị lâu dài để “sống sót” qua bão.

>> Phát triển bền vững cho công ty niêm yết

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...