VN-Index "đổ đèo" về 820 điểm, bất chấp các trụ kéo SAB, ROS, VIC... xanh mướt

Toàn thị trường phiên 23/10 chịu áp lực bán rất mạnh ở nhóm bất động sản, ngân hàng... với 402 mã giảm điểm, giá trị giao dịch vượt 5.107 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index giảm sâu 6,8 điểm xuống 820 điểm, đá
VN-Index "đổ đèo" về 820 điểm, bất chấp các trụ kéo SAB, ROS, VIC... xanh mướt

Phiên chiều nay, thị trường tiếp tục diễn biến tiêu cực khi lực bán tăng vọt kéo các chỉ số giảm sâu. Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn như SAB, ROS, VIC, SDI... vẫn miệt mài tăng điểm để hỗ trợ kéo chỉ số. Nhưng không thể "cứu" chỉ số VN-Index khi số mã giảm điểm chiếm áp đảo.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng như VCB, ACB, SHB, BID, CTG, MBB... đồng loạt quay đầu giảm sâu. Nhóm cổ phiếu bất động sản như: FLC, DXG, DLG, VPH, QCG, DXG, HBC... đều giảm mạnh, áp lực bán tháo lớn dù tuần trước vẫn tăng rất tích cực. 

Đóng cửa thị trường, chỉ số VN-Index giảm 6,8 điểm (-0,82%) xuống 820,04 điểm; HNX-Index giảm 1,9 điểm (-1,76%) xuống 106,24 điểm; Upcom-Index giảm 0,52 điểm (0,94%) xuống 53,87 điểm...

Thanh khoản toàn thị trường đến hết phiên đã tăng vọt lên 260 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.107 tỷ đồng. 

Trong phiên đầu tuần, các mã cổ phiếu trụ cột vẫn giao dịch tích cực như SAB (tăng 10 điểm), ROS (tăng 9,5 điểm), FLC tăng nhẹ 0,2 điểm... Phiên sáng các mã có vốn hoá lớn vẫn tăng nhẹ song đến chiều bất ngờ quay đầu giảm như mã VCB (giảm 0,9 điểm), VPB (giảm 0,5 điểm)... kéo chỉ số giảm sâu.

Nhóm bất động sản, xây dựng sau những phút tăng điểm đầu phiên đã chịu áp lực bán mạnh, đến phiên chiều có thêm nhiều mã xanh đảo chiều giảm điểm như: FLC, DXG, DLG, TDH, HBC...

Đáng chú ý, cổ phiếu FLC lại có phiên giao dịch gay cấn khi đầu phiên vẫn tăng điểm vượt tham chiếu. Song sau khi có thông tin từ ĐHCĐ bất thường diễn ra sáng nay cho biết FLC muốn sáp nhập vàoCTCP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nông sản FAM thì cổ FLC quay đầu giảm mạnh về sát mốc 7.050 đồng/CP. Khối lượng khớp lệnh tăng đột biến đạt 48 triệu đơn vị.

Đề xuất sáp nhập này được công bố vào phút chót khi ngày 22/10, trong đó, FLC sẽ phát hành cổ phần để hoán đổi cổ phần, thay thế cho phương án phát hành 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ tại tờ trình công bố ngày 12/10. Tỷ lệ hoán đổi cổ phần dự kiến 1:1,07 (1 cổ phần FLC đổi lấy 1,07 cổ phần FAM), tương ứng tổng lượng phát hành thêm 149,5 triệu cổ phiếu và không bị hạn chế chuyển nhượng.

Đồng thời, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC cũng thông báo đăng kí mua thêm 37 triệu cổ phiếu FLC để nâng sở hữu lên 30,12%, tương đương gần 192,2 triệu cổ phiếu sau khi đã gom xong 31 triệu cổ phiếu này. 

>> VN-Index chinh phục 830 điểm, cổ phiếu chứng khoán “thăng hoa”

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...