VN-Index tiếp tục cho nhà đầu tư “đi tàu lượn”, rơi hơn 24 điểm trong phiên 17/11

Phiên 17/11, chỉ số VN-Index giảm mạnh 24,34 điểm, xuống 1.101,19 điểm. Ba cổ phiếu "họ Vingroup" là VHM, VIC và VRE giảm rất sâu, trong khi đó nhóm ngân hàng “rực lửa”…

VN-Index tiếp tục cho nhà đầu tư “đi tàu lượn”, rơi hơn 24 điểm trong phiên 17/11
VN-Index tiếp tục cho nhà đầu tư “đi tàu lượn”, rơi hơn 24 điểm trong phiên 17/11

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối tuần diễn biến rất tiêu cực. Lực bán dồn dập xuất hiện vào phiên chiều khiến VN-Index giảm sâu, thậm chí có thời điểm rớt xuống dưới mức 1.100 điểm.

Chốt phiên giao dịch ngày 17/11, chỉ số VN-Index giảm 24,34 điểm, tương đương 2,16%, xuống 1.101,19 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 3,02 điểm xuống 226,54 điểm; UPCoM-Index giảm 1,11 điểm xuống 86,02 điểm.

Ngày hôm nay (17/11), trên các trang mạng xã hội xuất hiện thông tin VinFast Auto bị công ty luật ở Mỹ điều tra có liên quan đến việc giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian qua.

Trước thông tin tiêu cực trên, 3 cổ phiếu "họ Vingroup" giảm rất sâu, cụ thể, VHM giảm 5,35%, VIC giảm 6,43% và VRE giảm 4,4%. Nhiều nhà đầu tư cho rằng nhóm Vingroup chính là "tội đồ" khiến thị trường lao dốc.

Tuy nhiên, cổ phiếu ngân hàng mới là tác nhân chính của đà giảm điểm hôm nay. Toàn ngành không còn mã nào tăng điểm, chỉ có 3 mã giữ giá tham chiếu là BAB, SGB, VBB. Trong đó, VCB là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index, với mức vốn hóa dẫn dầu toàn thị trường. Đà giảm của VCB phiên hôm nay đã lấy đi hơn 3,3 điểm của chỉ số chính.

Các cổ phiếu giảm mạnh nhất phải kể đến như SHB giảm 3,4%, VPB giảm 3%, TPB giảm 2,9%, STB giảm 2,8%, MSB giảm 2,6%, EIB giảm 2,6%, ACB giảm 2,6%, HDB giảm 2,4%, VIB giảm 2,3% ...

Ảnh chụp Màn hình 2023-11-17 lúc 15.48.40.png
VN30 bị nhấn chìm hoàn toàn trong sắc đỏ với toàn bộ 30/30 mã giảm

Nhóm bất động sản lại có diễn biến khả quan hơn khi chứng kiến sắc xanh ở nhiều cổ phiếu. Chẳng hạn như PDR tăng 2,74%, KBC tăng 0,8%, SJS tăng 2,27%, ITA tăng 6,65%, DXS tăng 1,27%, SZC tăng 2,07%, QCG tăng kịch trần. Tuy nhiên, sắc đỏ vẫn có phần chiếm ưu thế hơn, trong đó, NVL giảm 3,88%, KDH giảm 1,56%, DIG giảm 1,92%, NLG giảm 1,47%, HDG giảm 2,46%, DXG giảm 3,65%, HDC giảm 3,13%.

Cổ phiếu chứng khoán cũng giao dịch rất tiêu cực khi SSI giảm 2,48%, VND giảm 3,57%, VCI giảm 2,89%, HCM giảm 3,04%, VIX giảm 3,57%, FTS giảm 3,65%, BSI giảm 4,56%, CTS giảm 3,01%, AGR giảm 2,91%. Riêng APG tăng nhẹ 0,71%.

Nhóm sản xuất mặc dù phân hoá hơn nhưng sắc đỏ vẫn là chủ đạo. Trong đó, HPG giảm 2,57%, MSN giảm 2,88%, GVR giảm 1,27%, DGC giảm 2,61%, DCM giảm 2,82%, VHC giảm 3%... Một số mã đi ngược dòng có thể kể đến BHN, BMP, DBC, NKG, MSH.

Đồng cảnh ngộ, nhóm cổ phiếu năng lượng và hàng không lao dốc: GAS giảm 1,63%, POW giảm 1,69%, PGV giảm 2,02%, PLX giảm 2,76%; VJC và HVN lần lượt mất đi 2,76% và 1,81% giá trị.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng phân hoá khi PNJ tăng 1,15% còn MWG và FRT lần lượt mất đi 0,24% và 0,58% giá trị.

Toàn sàn HOSE có 437 mã giảm, 118 mã tăng và 58 mã đứng giá. Bảng điện tử rổ VN30 bị nhấn chìm hoàn toàn trong sắc đỏ với toàn bộ 30/30 mã giảm. Thanh khoản khớp lệnh vọt lên mức rất cao, đạt 24.335 tỷ đồng, tương đương với gần 1,6 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.

Xem thêm

EVN quyết định tăng giá điện, cổ phiếu ngành điện chịu “tác động kép” như thế nào?

EVN quyết định tăng giá điện, cổ phiếu ngành điện chịu “tác động kép” như thế nào?

Theo các chuyên gia nhận định, việc điều chỉnh tăng giá điện của EVN được cho là không mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà máy điện nhưng sẽ tác động tích cực tới các cổ phiếu ngành điện. Ngược lại, giá vốn bán hàng tại một số doanh nghiệp như thép, hóa chất, giấy sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực...

Có thể bạn quan tâm