VNPay có thể nhận được khoản đầu tư lên tới 300 triệu USD

Theo nguồn tin từ tờ DealStreetAsia, SoftBank Vision Fund và GIC Pte (Singapore) đã đề nghị đầu tư tới 300 triệu USD vào VNPay - công ty khởi nghiệp thanh toán tại Việt Nam.
VNPay có thể nhận được khoản đầu tư lên tới 300 triệu USD

Cụ thể, một quan chức cao cấp trong lĩnh vực tài chính tiết lộ với DealStreetAsia rằng, SoftBank Vision Fund có thể đầu tư tới 200 triệu USD vào công ty khởi nghiệp Việt Nam, trong khi GIC đã đề nghị rót 100 triệu USD. Với khoản đầu tư này, nếu thành công, sẽ đưa VNPay vào nhóm các kỳ lân, tức các công ty khởi nghiệp tư nhân với mức định giá từ 1 tỷ USD trở lên.

Một nguồn tin khác thì cho rằng, cả SoftBank Vision Fund và GIC đều bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia vòng gọi vốn cho VNPay có thể lên tới 200 triệu USD.

Nếu thỏa thuận được thực hiện, VNPay sẽ là khoản đầu tư đầu tiên của Vision Fund vào một công ty Việt Nam. Còn đối với GIC, sẽ là khoản đầu tư đầu tiên với một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán của Việt Nam.

DealStreetAsia hồi tháng 4 cho biết GIC đang tìm cách dẫn đầu một vòng cấp vốn cho VNPay với khoản đầu tư hơn 50 triệu USD. UBS lúc đó được cho là sẽ tư vấn cho cho giao dịch này.

Được thành lập năm 2007, công ty có trụ sở tại Hà Nội là một trong 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu của Việt Nam và là công ty lớn trong thanh toán QR. VNPay tuyên bố đã cung cấp dịch vụ thanh toán cho hơn 40 ngân hàng, 5 công ty viễn thông và hơn 20.000 hàng quán tại Việt Nam. VNPay có một ứng dụng ngân hàng di động, ví điện tử có tên là VnMart, nền tảng thanh toán mã QR, và các dịch vụ khác cho phép thanh toán hóa đơn, vé điện tử và tiếp thị di động.

Một trong những đối thủ hàng đầu của VNPay hiện nay là MoMo, đã khép lại vòng gọi vốn Series C do công ty cổ phần tư nhân toàn cầu Warburg Pincus dẫn đầu vào tháng 1. Vòng gọi vốn này không được tiết lộ khoản vốn, nhưng các nguồn tin cho biết giá trị tầm 100 triệu USD, khiến nó trở thành một trong những vòng có giá trị vốn lớn nhất dành cho một công ty khởi nghiệp Việt Nam.

Các công ty khởi nghiệp fintech Việt Nam đã nhận được 117 triệu USD vốn qua 8 giao dịch năm ngoái, theo báo cáo của Topica.

Với các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp thanh toán như VNPay và MoMo, các công ty đầu tư và đầu tư mạo hiểm đang thâm nhập sâu vào một bộ phận rất lớn người Việt chưa đủ điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…