VNPT sẵn sàng đồng hành cùng các tổ chức, DN trong công cuộc chuyển đổi số

Với tầm nhìn tới năm 2025 về chuyển đổi số, VNPT đã đặt ra những chiến lược, mục tiêu cụ thể trong đó có kế hoạch dẫn đầu thị trường về cung cấp giải pháp toàn diện, giúp chuyển đổi số tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất...
VNPT đặt mục tiêu dẫn đầu thị trường về cung cấp giải pháp toàn diện giúp chuyển đổi số tổ chức, doanh nghiệp
VNPT đặt mục tiêu dẫn đầu thị trường về cung cấp giải pháp toàn diện giúp chuyển đổi số tổ chức, doanh nghiệp

Ngày 14/12, Diễn đàn Cấp cao CNTT - Truyền thông Việt Nam 2020 được khai mạc tại Hà Nội. Chương trình do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại Du lịch Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức.

Với chủ đề “Chuyển đổi số quốc gia: Chia sẻ và Kết nối”, chương trình là hoạt động thiết thực đồng hành cùng Chính phủ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Tham gia diễn đàn lần này, đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - ông Ngô Diên Hy, Tổng giám đốc Công ty Công nghệ thông tin VNPT-IT đã có bài chia sẻ với chủ đề “VNPT với chuyển đổi số doanh nghiệp”. Theo ông Ngô Diên Hy, VNPT luôn sẵn sàng đồng hành cùng các tổ chức, doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số. Tầm nhìn của VNPT tới năm 2025 về chuyển đổi số trước hết sẽ là đối tác số một của Chính phủ về Chính quyền điện tử, tiên phong về Chính quyền số. Mục tiêu thứ hai là trở thành Tập đoàn công nghệ số một Việt Nam về làm chủ công nghệ 4.0 để giải quyết các vấn đề cấp thiết của đất nước. Và thứ ba, VNPT đặt mục tiêu dẫn đầu thị trường về cung cấp giải pháp toàn diện giúp chuyển đổi số tổ chức, doanh nghiệp.

Được biết, hiện giờ, VNPT đã có trong tay hơn 5.000 kỹ sư CNTT hiện đang làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, phát triển chuyên ngành, lĩnh vực đa dạng gồm: Giáo dục, Y tế, Chính quyền, doanh nghiệp, công nghệ 4.0, an toàn thông tin. Với 63 trung tâm CNTT tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, hiện diện đến cấp xã, thôn, bản, Tập đoàn VNPT tự tin có khả năng cung cấp giải pháp toàn diện từ hạ tầng, nền tảng, ứng dụng, triển khai tới vận hành.

Tham gia vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, Tập đoàn VNPT sẽ giúp tư vấn lộ trình chuyển đổi số cho Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; Triển khai, vận hành giải pháp toàn diện từ hạ tầng, nền tảng đến các giải pháp chuyên ngành, đảm bảo an toàn thông tin cho chuyển đổi số. Giải pháp chuyển đổi số của VNPT giúp đổi mới phương thức vận hành của doanh nghiệp thông qua 04 trụ cột: nâng cao trải nghiệm khách hàng/người dân; tăng năng suất của đội ngũ nhân viên; Tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp và chuyển đổi sản phẩm dịch vụ.

Bên cạnh những nỗ lực từ phía doanh nghiệp, tại tọa đàm, đại diện của Tập đoàn VNPT cũng đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chuyển đổi số tại Việt Nam. Cụ thể, VNPT đề xuất các Bộ ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Lộ trình chuyển đổi số căn cứ trên định hướng của Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Cùng với đó, Chính phủ sớm hoàn thiện các quy định về giao dịch điện tử, định danh và xác thực điện tử để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp: Ban hành sớm Nghị định và các thông tư hướng dẫn về Định danh và Xác thực điện tử; Tháo gỡ các khó khăn cho việc cung cấp onetime CA để đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số của cá nhân trong giao dịch điện tử; Ban hành các quy định, hướng dẫn về Hợp đồng điện tử; Sớm có các quy định, hướng dẫn về Mobile Money.

Từ thực tiễn kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số trong thời gian qua, VNPT cũng đã đưa ra những lời khuyên dành cho các tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số. Theo VNPT, nên có đề án, phương án kế hoạch, trong đó ưu tiên làm ngay những ứng dụng đem lại tập khách hàng mới, doanh thu mới, hoặc cải thiện doanh thu, tối ưu chi phí hiện tại. Các doanh nghiệp, tổ chức cần bố trí nguồn kinh phí phù hợp, đầu tư cần tương xứng với giá trị mong muốn đem lại từ chuyển đổi số. Đặc biệt, việc lựa chọn đồng hành với những doanh nghiệp công nghệ có nền tảng sản phẩm, kinh nghiệm, nguồn nhân lực, và có cam kết lâu dài để cùng phối hợp ngay từ khâu tư vấn, đề xuất cho đến khâu triển khai hỗ trợ sau này cũng là yếu tố quan trọng khi tiến hành chuyển đổi số.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…