Vợ và con Chủ tịch VIB đăng ký bán bớt cổ phiếu

Tổng lượng cổ phiếu mà vợ và con Chủ tịch HĐQT VIB Đặng Khắc Vỹ đăng ký bán ra là 2,4 triệu đơn vị, tạm tính theo mức giá thị trường của cổ phiếu VIB hiện tại là 18.400 đồng/cp thì lô cổ phiếu này có
Vợ và con Chủ tịch VIB đăng ký bán bớt cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa công bố thông tin liên quan đến giao dịch cổ phiếu của người liên quan cổ đông nội bộ.

Theo đó, ông Đặng Quang Tuấn, con ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT, đăng ký bán 1,4 triệu cổ phiếu trong tổng số 39.035.498 cổ phiếu (tỷ lệ 5,19%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 27/5 đến 21/6/2019 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Mục đích giao dịch là cơ cấu tài chính cá nhân.

Cũng trong thời gian này, vợ ông Đặng Khắc Vỹ là bà Trần Thị Thảo Hiền cũng đăng ký bán ra 1 triệu cổ phiếu VIB trong tổng số 38.725.902 cổ phiếu (tỷ lệ 5,15%) mà bà đang nắm giữ. Bà Hiền cũng công bố mục tiêu là cơ cấu tài chính cá nhân và việc bán cổ phiếu thông qua phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh.

Với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 5,15% và 5,19% vốn điều lệ, bà Hiền và ông Tuấn đều đang là cổ đông lớn của VIB trước khi thực hiện giao dịch này. Tính theo giá hiện tại là 18.400 đồng/cp, khối cổ phiếu vợ con ông Đặng Khắc Vỹ đăng ký bán trị giá khoảng 44 tỷ đồng.

Các giao dịch mua bán cổ phiếu của các lãnh đạo cấp cao VIB và người có liên quan diễn ra tương đối sôi động trong nửa tháng trở lại đây. Giữa tuần trước, Tổng giám đốc Hàn Ngọc Vũ cùng 5 Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và thành viên ban kiểm soát VIB đã mua thêm tổng cộng khoảng 390.000 cổ phiếu.

Động thái này diễn ra ngay sau khi Chủ tịch HĐQT ngân hàng ký quyết định chọn 31/5 làm ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt tỷ lệ 5,5%. Số tiền sử dụng chia cổ tức đợt này ước tính khoảng 431 tỷ đồng và sẽ hoàn thành trước tháng 9 năm nay. Tổng mức cổ tức mà VIB sẽ chi trả cho cổ đông là 26,5%, ngoài tiền mặt còn có 18% cổ phiếu thưởng và 3% cổ phiếu quỹ.

"Sau khi lỡ hẹn vào năm ngoái, ngân hàng này dự kiến niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM trong năm nay. Cũng trong năm 2019, VIB dự kiến tăng vốn điều lệ lên mức tối đa là 10.908 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với hiện tại. Vốn điều lệ mới sau khi chia cổ phiếu thưởng dự kiến là 9.244 tỷ đồng.

Các nguồn có thể dùng cho mục đích chia cổ phiếu thưởng là quỹ đầu tư phát triển 1.100 tỷ đồng, quỹ dự phòng bổ sung vốn điều lệ hơn 52 tỷ đồng và lợi nhuận luỹ kế sau khi phân phối 297 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý I/2019, thu nhập lãi thuần của VIB đạt hơn 1.385 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt gần 348 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần; còn lãi thuần từ hoạt động khác tăng 86% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 41 tỷ đồng; trong khi đó, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng, giảm 98% so với quý 1/2018.

Trong kỳ, các khoản chi phí của VIB đều tăng khiến tổng chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên mức gần 748 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chiếm hơn 156 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vậy, nhờ các khoản thu nhập tăng mạnh nên lợi nhuận của VIB cũng tăng mạnh. Cụ thể, lợi nhuận trước và sau thuế trong quý 1/2019 của VIB lần lượt đạt gần 810 tỷ đồng và 648 tỷ đồng, đều tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 31/3/2019, VIB có tổng tài sản hơn 144.836 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm, chủ yếu là cho vay khách hàng, chiếm tới 100.870 tỷ đồng, tăng 6% so với thời điểm đầu năm.

Tiền gửi của khách hàng đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 4%, cùng với tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác đạt gần 30.733 tỷ đồng, tăng 5%; và phát hành giấy tờ có giá tăng 3% so với đầu năm, đạt gần 10.455 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý I/2019, tổng nợ xấu của VIB ở mức gần 2.570 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) lần lượt tăng 36% và 10% so với đầu năm; trong khi nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) cũng lên tới hơn 1.800 tỷ đồng, tăng 1%.

>> Quý 1/2019 ngân hàng VIB báo lãi trước thuế 810 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...