Vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt giảm mạnh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài gần 398,3 triệu USD, giảm đến 30,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Lào dẫn đầu các quốc gia thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Việt Nam
Lào dẫn đầu các quốc gia thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Việt Nam

Cụ thể, sau 9 tháng, đã có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Lào tiếp tục là quốc gia dẫn đầu với 04 dự án mới và 03 dự án điều chỉnh với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 66,42 triệu USD, chiếm 16,7%.

Đứng thứ hai là Singapore với tổng vốn đầu tư gần 41,5 triệu USD, chiếm gần 10,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan…

Các lĩnh vực nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt là công nghiệp chế biến, chế tạo, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bán buôn, bán lẻ, khai khoáng, nông, lâm nghiệp, thủy sản…

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở dĩ số vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh là do trong 9 tháng năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn như dự án của Tập đoàn Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.

Lũy kế đến ngày 20/9/2022, Việt Nam đã có 1.584 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn trên 21,6 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,6%.

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài chủ yếu tập trung vào ngành khai khoáng (32,2%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,9%)… Các quốc gia dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam lần lượt là Lào (24,7%); Campuchia (13,6%);Venezuela (8,4%).

Xem thêm

25,5% dự án đầu tư ra nước ngoài báo lỗ

25,5% dự án đầu tư ra nước ngoài báo lỗ

Dù được đánh giá đã cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô…, song theo đoàn giám sát, hiệu quả hoạt động của DNNN chư

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...