Vốn điều lệ của MWG tăng gấp đôi sau khi niêm yết bổ sung cổ phiếu

Từ phiên giao dịch ngày 12/7, CTCP Đầu tư Thế giới Di động bắt đầu niêm yết bổ sung gần 731,8 triệu cổ phiếu. Lượng cổ phiếu này sẽ chính thức được giao dịch từ ngày 20/7 tới.
Vốn điều lệ của MWG tăng gấp đôi sau khi niêm yết bổ sung cổ phiếu

Nhờ đó vốn điều lệ của MWG sẽ tăng từ 7.319 tỷ đồng lên 14.641 tỷ đồng.

Mục đích MWG phát hành số cổ phiếu trên là để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông. Được biết, Đầu tư Thế giới Di động trả cổ tức năm 2021 bằng cả cổ phiếu và tiền mặt.

Trước đó, công ty vào ngày 17/6 vừa qua đã chi gần 732 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%. Như vậy, tổng tỷ lệ trả cổ tức năm 2021 của “ông lớn” Thế Giới Di Động là MWG là 110%, bao gồm 10% tiền mặt và 100% cổ phiếu.

Thông tin thêm, tháng 03/2004, Công ty TNHH Thế Giới Di Động được thành lập. Giai đoạn 2007-2009, mở rộng kinh doanh tại TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Năm 2007, Công ty TNHH Thế Giới Di Động chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. 

MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh. Ngày 14/07/2014, chính thức được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE). 

MWG kinh doanh các lĩnh vực chính gồm Kinh doanh thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông; Kinh doanh thiết bị điện máy; Kinh doanh máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; Kinh doanh bán lẻ thực phẩm, hàng tiêu dùng; Sản xuất linh kiện điện tử; Sản xuất thiết bị truyền thông.

Xét về kết quả hoạt động kinh doanh, trong tháng 5, doanh thu thuần của MWG đạt 11.416 tỷ đồng, tương đương với tháng liền trước và tháng 5/2021. Lợi nhuận sau thuế 383 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng 4 nhưng giảm 20,5% so với tháng 5 năm ngoái.

Ngoài ra, lũy kế 5 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần 59.324 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng doanh thu bao gồm việc các cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đã mở từ trước ghi nhận doanh thu tăng.

Lãnh đạo MWG cho biết biên lãi ròng giảm là do ảnh hưởng của lạm phát đã làm tăng chi phí hàng hóa đầu vào và chi phí vận hành. Đơn vị này cũng chủ động triển khai chiến lược giá bán cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, các chi phí như Bách Hóa Xanh thay đổi layout, xử lý cửa hàng hoạt động kém hiệu quả cùng các chuỗi thanh lý hàng bán chậm để đảm bảo tồn kho lành mạnh cũng đã gây ra tác động trong ngắn hạn.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu MWG giao dịch ở ngưỡng 62,300 đồng/cổ phiếu tại phiên sáng 13/7.

Xem thêm

Sắp diễn ra Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN Online Sale Day 2022

Sắp diễn ra Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN Online Sale Day 2022

Người tiêu dùng của Việt Nam hay các nước thuộc khu vực ASEAN có thể mua sắm trên các nền tảng số của các doanh nghiệp, các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước với những ưu đãi dành riêng cho sự kiện ASEAN Online Sale Day 2022.

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...