VTV xin dùng nguồn tiền từ cổ phần hóa VTVcab và SCTV đầu tư cho số hóa truyền hình

VTV đề nghị Bộ TT&TT ủng hộ đề xuất của VTV được giữ lại nguồn tiền thu được sau khi VTV thoái vốn tại hai doanh nghiệp truyền hình trả tiền là VTVcab và SCTV, mục đích để đầu tư xây dựng hạ tầng truy
VTV xin dùng nguồn tiền từ cổ phần hóa VTVcab và SCTV đầu tư cho số hóa truyền hình

Tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải với Phó Tổng giám đốc VTV Đinh Đắc Vĩnh về triển khai Đề án số hóa truyền hình của Chính phủ vào sáng 31/8/2017, đại diện VTV đã đề nghị Bộ TT&TT ủng hộ đề xuất của VTV được giữ lại nguồn tiền thu được sau khi VTV thoái vốn tại hai doanh nghiệp truyền hình trả tiền là VTVcab và SCTV để đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng khi triển khai số hóa truyền hình.

Theo kế hoạch cổ phần hóa của hai doanh nghiệp này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VTV và Tổng công ty Saigontourist mỗi bên sẽ thoái 12,5% vốn tại SCTV, tổng giá trị thoái vốn của nhà nước tại SCTV là 25%. SCTV là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong đó VTV và Tổng công ty Saigontourist mỗi bên sở hữu 50%. Đối với VTVcab hiện nắm giữ 100% vốn, VTV sẽ thoái 49% vốn tại doanh nghiệp này và chỉ còn nắm giữ 51%.

Theo ông Đinh Đắc Vĩnh, thời gian qua VTV đã bám sát đúng lộ trình và chỉ đạo của Thủ tướng về Đề án số hóa truyền hình, hoàn thành giai đoạn 1 và giai đoạn 2 và một phần của giai đoạn 3, VTV đã đưa vào kế hoạch trung hạn để đầu tư hệ thống truyền dẫn phát sóng cho Đề án số hóa truyền hình đảm bảo đúng lộ trình đề ra.

Tuy nhiên, khó khăn cơ bản nhất hiện nay là các dự án đầu tư trung hạn đã được VTV chấp thuận đầu tư nhưng từ năm 2016 VTV phải áp dụng theo Luật Đầu tư công, dự án năm 2016 đến tháng 12 mới được duyệt nên gần như cả năm 2016 bị dừng toàn bộ không triển khai được, các dự án năm 2017 đến nay chưa được duyệt. Sự chậm trễ trong phê duyệt đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư cho hệ thống truyền dẫn phát sóng số của VTV.

Theo đại diện Ban Kế hoạch Tài chính của VTV, các dự án liên quan đến Đề án số hóa truyền hình được VTV ráo riết thực hiện, nhưng 2 năm qua toàn bộ dự án của VTV phải thực hiện theo Luật Đầu tư công, trong giai đoạn đầu thực hiện Luật Đầu tư công các bộ, ngành khá bối rối nên nhiều dự án mới không triển khai được, rất khó khăn cho tiến độ thực hiện nhiều dự án của VTV, nhất là đối với Đề án Số hóa truyền hình.

Theo vị đại diện trên, nguồn vốn từ kinh doanh của VTV ngày càng khó khăn do thị trường quảng cáo rất cạnh tranh, chi phí sản xuất nội dung tăng cao và lợi nhuận giảm đi nhiều nên chi phí dành cho đầu tư bị cắt giảm dần do lợi nhuận giảm, dẫn đến khó khăn trong triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Cũng từ những khó khăn này, VTV đề nghị Bộ TT&TT ủng hộ cho phương án đề xuất của VTV khi triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp của VTV, đó là xin Chính phủ cho VTV giữ lại nguồn vốn thu được sau khi cổ phần hóa để thực hiện đầu tư cho các dự án số hóa truyền hình từ nay đến 2020. VTV đang tiến hành thoái vốn tại SCTV và VTVcab nên đề xuất có phương án tài chính thuận lợi hơn để triển khai Đề án số hóa truyền hình. Cũng theo vị đại diện Ban Kế hoạch Tài chính của VTV thì cổ phần tại hai doanh nghiệp này được định giá khá cao nên thực tế khi thoái vốn nhà nước cũng khó khăn.

Trước đây, khi Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn sang làm việc VTV đã đưa ra ý kiến này. VTV sẽ thu về được 12,5% vốn khi thoái vốn tại SCTV, và 49% khi thoái vốn khỏi VTVcab.

Liên quan đến thoái vốn nhà nước tại SCTV và VTVcab, vào ngày 15/8/2017, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chấp thuận cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) kéo dài thời hạn hoàn thành bán cổ phần lần đầu của VTVcab đến ngày 30/9/2017 và không phải điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2015 đã được VTV công bố.

Ngày 17/8/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt "Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020". Theo Quyết định này, trong năm 2017 có 135 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn, trong đó, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ thoái vốn khỏi Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) và chỉ còn nắm giữ 37,5% vốn ở doanh nghiệp này.

Theo Đình Anh/ICTNews

>> VTV và SCIC xin rút khỏi dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới

Có thể bạn quan tâm

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon vừa công bố thêm khoản đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng số vốn rót vào startup AI này lên đến 8 tỷ USD. Mối quan hệ hợp tác đánh dấu bước tiến mới trong "cuộc đua AI" với mục tiêu dẫn đầu thị trường công nghệ đầy tiềm năng này...

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...

Clickbuy dành nhiều ưu đãi cho khách hàng Gen Z khi mua iPhone 16

Trải nghiệm mua sắm iPhone 16 tại Clickbuy

Clickbuy không chỉ đặt mục tiêu cung cấp iPhone 16 với giá tốt mà còn mang đến cho khách hàng những dịch vụ ưu đãi, chính sách bảo hành và khả tiếp cận tài chính linh hoạt nhất…

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…