Vụ đánh bạc sân golf Đầm Vạc: Người tổ chức nhóm doanh nhân đánh bạc là ai?

Rạng sáng ngày 21/3, Cục Cảnh sát hình sự (C02 - Bộ Công an) đã bắt quả tang vụ đánh bạc bằng hình thức đánh bài Poker tại Vĩnh Phúc. Trong số 22 người bị bắt có một doanh nhân đến từ TP. HCM - đó là ông Trần Anh Linh...

Cụ thể, Cục C02 phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ và Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra khách sạn Dic Star (phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) phát hiện, bắt giữ nhóm 22 đối tượng đang đánh bạc. Đây đều là khách đến đánh golf tại sân golf Đầm Vạc

Trong quá trình bắt quả tang, đơn vị nghiệp vụ tạm giữ đối tượng Trần Anh Linh (SN 1976), giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Lê Gia (Công ty Trần Lê Gia) cùng 21 đối tượng. 

Vật chứng thu giữ hơn 4,6 triệu điểm phỉnh (các đối tượng thống nhất sử dụng điểm phỉnh để quy đổi thành tiền Việt, giá trị tương đương 4,6 tỷ đồng) và nhiều tài liệu liên quan. 

sân golf Đầm Vạc
Sân golf Đầm Vạc từng từng gây chú ý của dư luận vào năm 2022 khi ngân hàng OceanBank nhiều lần thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị (CUD) – chủ đầu tư sân golf Đầm Vạc

Được biết, Công ty Trần Lê Gia hiện có địa chỉ trụ sở chính tại số 61/12-14 Bình Giã, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM. Doanh nghiệp này thành lập ngày 17/10/2005 và người đại diện pháp luật cũng chính là chủ doanh nghiệp - ông Trần Anh Linh. Ông Linh có hộ khẩu thường chú ý số 27/13 Nguyễn Văn Săng, phường Tân Sơn Nhìn, quận Tân Phú, TP. HCM.

Công ty có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Khi mới thành lập, Công ty Trần Lê Gia có hai cổ đông chính là ông Trần Anh Linh và bà Trần Thị Ánh Dung, mỗi người chiếm 50% cổ phần, tương đương 2,5 tỷ đồng.

Đến năm 2018, công ty có sự thay đổi cổ đông, trong đó, ông Linh nắm giữ 99% cổ phần, tương đương 4,95 tỷ đồng và bà Dung được thay thế thành ông Trần Văn Đệ năm giữ 1% cổ phần, tương đương 50 triệu đồng.

Theo giới thiệu trên website chính thức của Công ty Trần Lê Gia, công ty chuyên cung cấp các thiết bị công nghiệp và dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì máy móc thiết bị (van công nghiệp, máy bơm nước, ống áp lực cao, vật liệu hàn gắn,..., dịch vụ tàu DP, dịch vụ thi công các công trình dầu khí,...).

Và công ty này đã từng phục vụ các khách hàng lớn về dầu khí, nhiệt điện, thực phẩm, hóa chất, cấp nước... như: Liên doanh Dầu Khí Vietsovpetro, Liên doanh Dầu Khí Cửu Long (Cửu Long JOC), Việt Nhật (JVPC), Công ty Dầu khí KNOC, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Nhà máy Lọc dầu Dung Quất,...

Đáng chú ý, vụ đánh bạc này liên quan tới Công ty Cổ phần Khu nghỉ dưỡng và Sân golf Đầm Vạc (Vĩnh Phúc) - pháp nhân vận hành, quản lý khai thác sân golf Đầm Vạc. Công ty có cơ cấu cổ đông sáng lập gồm 17 cá nhân và pháp nhân góp vốn.

Sân golf Đầm Vạc từng từng gây chú ý của dư luận vào năm 2022 khi Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) nhiều lần thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị (CUD) – chủ đầu tư sân golf Đầm Vạc, để thu hồi nợ nhưng bất thành.

Chiều 23/3, Hiệp hội Golf Việt Nam cho biết đã nhận được Công văn số 16/CV-HERON LAKE ngày 23/3 của Công ty Cổ phần Khu nghỉ dưỡng và sân golf Đầm Vạc về việc đề nghị Hiệp hội Golf Việt Nam và Ban tổ chức giải VGA Union Cup 2023 tạm hoãn tổ chức giải đấu vào ngày 23 - 25/3 tại sân golf Đầm Vạc. 

Tuy nhiên, điều đáng nói là, theo các thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc thì giải golf VGA Union Cup 2023 dự kiến diễn ra tại Vĩnh Phúc hiện chưa được cấp phép.

Trước đó, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã ký văn bản gửi Hiệp hội Golf Việt Nam thông báo về việc sân golf Đầm Vạc không đủ điều kiện để tổ chức giải đấu. Cụ thể, theo văn bản Sở đã nhận được văn bản của Hiệp hội Golf Việt Nam về việc xin phép tổ chức Giải Golf VGA Union Cup 2023, dự kiến diễn ra tại Công ty cổ phần Khu nghỉ dưỡng và sân golf Đầm Vạc. 

Tuy nhiên Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc xác định công ty chưa hoàn thiện hồ sơ, nên sân golf Đầm Vạc tổ chức hoạt động khi chưa được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, là không đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...