“Vua cá tra” bán tài sản khắc phục lỗ lũy kế

Thủy sản Hùng Vương sẽ đóng cửa nhà máy chế biến thủy sản, thanh lý tài sản, thỏa thuận khoanh nợ với ngân hàng…để khắc phục lỗ lũy kế nhiều năm qua.
“Vua cá tra” bán tài sản khắc phục lỗ lũy kế

CTCP Hùng Vương (mã: HVG) vừa có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giải trình phương án khắc phục lỗ luỹ kế.

Cuối năm tài chính 2016-2017, HVG lỗ ròng 713 tỷ đồng; lỗ lũy kế hơn 423 tỷ đồng và tổng nợ ngắn hạn vượt tài sản gần 820 tỷ đồng. Phía kiểm toán cho rằng, tình hình kinh doanh liên tục lao dốc dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Lý giải về nguyên nhân “lỗ nặng”, HVG cho biết, do nguyên liệu không đủ, chi phí cố định lớn, cộng thêm chi phí trợ cấp cho người lao động trong thời gian tạm ngưng sản xuất, làm cho giá thành sản xuất tăng 30%.

Giá xuất khẩu dù tăng mạnh cũng không đủ bù đắp chi phí sản xuất, bên cạnh đó, chi phí lãi vay tăng mạnh tới 8% của cả năm 2017 chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ.

Tuy vậy, bất chấp năm nay phải đối mặt với hàng loạt vấn đề tồn đọng về vùng nguyên liệu, giá bán thành phẩm, chi phí lãi vay… nhưng “vua cá tra” vẫn mạnh dạn đặt kế hoạch lợi nhuận 800 tỷ đồng. Mục tiêu này được đánh giá đầy mạo hiểm, nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn khẳng định quyết tâm vượt qua để xóa sạch lỗ lũy kế kéo dài suốt hai năm.

Trong công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM mới đây, ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT Hùng Vương - cho biết, doanh nghiệp này sẽ triển khai bốn phương án khắc phục lỗ. Cụ thể, công ty sẽ thoái vốn tại hai công ty con là Thực phẩm Sao Ta và Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, đồng thời đóng cửa một số nhà máy chế biến thủy sản hoạt động không hiệu quả do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.

Công ty dự kiến thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung và dài hạn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở dang, khoanh nợ và ưu đãi lãi suất đối với các khoản vay hiện tại.

Công ty cũng sẽ thanh lý hai khu đất ở quận 6, TP HCM với tổng diện tích hơn 7.000 m2. Ban lãnh đạo công ty nhận định các khu đất này đều nằm ở những vị trí đắc địa, sẵn sàng phát triển dự án. Trong số này có khu đất trên đường Hồng Bàng từng được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản trái phiếu phát hành bởi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với giá trị 700 tỷ đồng.

 >> 'Vua cá tra' Hùng Vương bán 20.000 m2 đất tại TP.HCM, giải thể công ty địa ốc

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...