Xây dựng Coteccons muốn cạnh tranh tại thị trường xây dựng 284 tỷ USD của Indonesia

Công ty Cổ phần Coteccons đã mở văn phòng đại diện tại Indonesia để cụ thể hoá nghị quyết đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập công ty con…

Năng lực của Coteccons ra sao khi mở văn phòng đại diện tại Indonesia?

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Coteccons (mã chứng khoán: CTD) vừa ban hành quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Indonesia để tham gia đấu thầu và thực hiện thi công dự án xây dựng tại quốc gia này. Ông Nguyễn Phúc Thành là người đứng đầu văn phòng đại diện.

Việc lập văn phòng đại diện này nhằm cụ thể hoá nghị quyết đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập công ty con đã được Hội đồng Quản trị Xây dựng Coteccons thông qua hồi tháng 10/2023.

Trước khi mở văn phòng đại diện này không lâu, Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons đã hoàn tất thủ tục giao dịch mua lại 100% vốn góp của 2 công ty. Theo đó, các công ty vừa được Coteccons mua lại là Công ty TNHH Sinh Nam Metal (Việt Nam) và Công ty TNHH Cơ và Điện UG Việt Nam.

Về tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024 của Coteccons, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ nửa năm sau 2023 đạt 9.783, tăng 440 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 269 tỷ đồng tăng nhẹ so với con số 204 tỷ đồng của năm ngoái.

Về lợi nhuận sau thuế, CTD đạt 135,7 tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với chu kỳ của năm ngoái. Trong báo cáo này, chi phí tài chính của doanh nghiệp giảm nhẹ, từ 103 tỷ đồng của năm ngoái xuống còn 63 tỷ đồng. Cùng mức giảm này còn có chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tính đến hết ngày 31/12, tổng tài sản của Coteccons đạt 21.652 tỷ đồng, tăng 277 tỷ đồng so với thời điểm 30/6/2023. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 91,8% tương đương 19.889 tỷ đồng, còn tài sản dài hạn đạt 1.762 tỷ đồng.

Trong số 19.889 tỷ đồng tài sản ngắn hạn có đến 2.602 tỷ đồng là hàng tồn kho. Đây là giá trị các bất động sản đầu tư để bán tại dự án phát triển nhà ở thương mại chung cư Marina Tower tại Bình Dương và dự án khu đô thị thông minh Thành Đô ở Cần Thơ.

Đáng chú ý, nợ phải trả của CTD cũng không hề nhỏ, tính đến cuối năm 2023 con số nợ đạt 13.244 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 13.103 tỷ đồng hồi 30/6/2023, chủ yếu đến từ nợ ngắn hạn. Còn vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Coteccons đạt 8.407 tỷ đồng, tăng 136 tỷ đồng so với giữa năm 2023.

Về dòng tiền hoạt động kinh doanh của CTD dương 236 tỷ đồng cải thiện rất tốt so với mức âm 328 tỷ đồng của cùng kỳ. Còn dòng tiền đầu tư dương 541 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức dương 717 tỷ đồng của chu kỳ năm trước. Cuối cùng là dòng tiền tài chính âm 118,7 tỷ đồng.

Đối với phát triển dự án, Coteccons đang cạnh tranh cùng DOJI để làm dự án 4.600 tỷ đồng tại Huế. Cụ thể, Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Unicons và Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI - Công ty TNHH Đầu tư bất động sản DOJI LAND - Công ty TNHH Đầu tư bất động sản BLUE STAR đang đăng ký thực hiện dự án tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở gồm các khu đất có ký hiệu OTM4, OTM6, LK16, LK17, CC12, CX2 tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu tại Thừa Thiên Huế.

Dự án trên có sơ bộ tổng chi phí thực hiện 4.626 tỷ đồng, chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư 171 tỷ đồng; giá sàn nộp ngân sách nhà nước 124,6 tỷ đồng. Quy mô sử dụng đất của dự án khoảng 18,2ha. Công suất thiết kế sẽ xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở với dự kiến khoảng 160 căn nhà ở dạng thấp tầng và khoảng 2.100 căn hộ thương mại. Dân số dự án khoảng 9.000 người.

Có thể bạn quan tâm