Coteccons lần đầu tiên “lấn sân” làm dự án bất động sản

CTCP Xây dựng Coteccons đã bắt tay với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lê Phong để triển khai dự án căn hộ cao cấp The Emerald 68 tại TP. Thuận An, Bình Dương.
Coteccons lần đầu tiên “lấn sân” làm dự án bất động sản

CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) vừa công bố làm nhà phát triển dự án The Emerald 68 do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lê Phong (Cty Lê Phong) làm chủ đầu tư. Sự kiện này đánh dấu cột mốc mới của Coteccons khi lần đầu tiên "lấn sân" sang lĩnh vực bất động sản với một dự án căn hộ.

Dự án The Emerald 68 có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, nằm trong chuỗi căn hộ cao cấp của Cty Lê Phong tại TP. Thuận An, Bình Dương. Dự án này có diện tích gần 8.000m2, gồm 1 khối với 2 block, cao 39 tầng nổi, gần 800 căn hộ 1 - 3 phòng ngủ. Dự án nằm tại mặt tiền đại lộ Bình Dương và đường Vĩnh Phú 16, cách TP. HCM 1 km, sát địa phận TP. Thủ Đức.

Về tình hình kinh doanh, Coteccons trước đó công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 với doanh thu thuần tăng 28,6% và lãi gộp tăng 60% so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính tăng mạnh, đạt 152 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng tăng mạnh lên 47 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng rất mạnh lên 360 tỷ đồng. Kết quả Coteccons lỗ trước thuế 27 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần đạt 5.193 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ, lãi trước thuế 11 tỷ đồng, giảm rất mạnh so với cùng kỳ.

Về tài sản, đáng chú ý nhất trong cơ cấu tài sản bán niên 2022 của Coteccons là khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, tới 918 tỷ đồng. Một trong những dự án công ty phải trích lập dự phòng nặng nề nhất là của Công ty Ngôi Sao Việt - một công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Dự án đã được bàn giao, đưa vào sử dụng từ năm 2019 và mặc dù đã nỗ lực trong công tác thu hồi công nợ, nhưng trong quý II/2022, Coteccons vẫn phải thực hiện trích lập dự phòng 242 tỷ đồng cho dự án này, nâng số trích lập dự phòng lũy kế giai đoạn 2020 - quý II/2022 lên đến 484 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, điểm quan tâm là lần đầu tiên dư nợ vay của Coteccons đạt 1.314 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền kinh doanh âm hơn 1.298 tỷ đồng.

Theo giải trình của Coteccons, giai đoạn vừa qua, công ty không chỉ chịu các gánh nặng trong quá khứ mà còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt với tín dụng bất động sản, vụ việc tại Tân Hoàng Minh khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị thắt chặt, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài như gián đoạn chuỗi cung ứng, xung đột, căng thẳng địa chính trị khiến giá nguyên, nhiên vật liệu leo thang trong nửa cuối 2021 và đầu năm 2022 đang tiếp tục đè nặng lên các nhà thầu xây dựng. Cùng với đó, dư âm của đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến sự phân bổ lao động chung của Việt Nam, dẫn đến thiếu hụt nhân công lao động tại các thành phố lớn, khiến chi phí lao động tăng cao.

Trước đây, Coteccons được biết đến với vai trò tổng thầu thi công của nhiều dự án cao cấp như Landmark 81, The MarQ, Masteri Thảo Điền… 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…