Xem xét bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ cho người lao động

Chính phủ thống nhất trình Quốc hội xem xét bổ sung một ngày nghỉ lễ là ngày 28/6 – Ngày Gia đình Việt Nam và đề nghị giữ nguyên giờ làm việc hiện hành, có quy định cụ thể đối với những ngành nghề được làm thêm giờ.
Xem xét bổ sung thêm một ngày nghỉ lễ cho người lao động

Thừa ủy quyền Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số nội dung lớn của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Theo đó, sau khi nhận được đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ngày 23/10, Chính phủ thống nhất trình Quốc hội xem xét bổ sung một ngày nghỉ lễ là 28/6 (Ngày Gia đình Việt Nam).

Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, Chính phủ đã có Tờ trình số 208/TTr-CP ngày 17/5/2019 về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ tối đa thêm 100 giờ, từ 300 giờ/năm lên 400 giờ năm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến tại Báo cáo số 466/BC-UBTVQH14 ngày 22/10/2019 tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng là không quá 40 giờ; đồng thời, quy định rõ trong luật các lĩnh vực, trường hợp đặc biệt được làm thêm đến 400 giờ/năm, bao gồm: Dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử và trong những trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn theo quy định của Chính phủ.

Về tuổi nghỉ hưu, Chính phủ thống nhất với Báo cáo giải trình và phương án đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Báo cáo số 466/BC-UBTVQH14, đồng thời đã chỉ đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiến hành rà soát bước đầu 1.810 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm làm căn cứ để xác định nhóm người lao động được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn.

Về thời giờ làm việc bình thường, theo quy định hiện hành, thời gian làm việc bình thường là 48 giờ/tuần, trong luật cũng quy định khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Qua báo cáo đánh giá sơ bộ của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện có 89,6% doanh nghiệp đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ, 3,6% thực hiện 44 giờ, 6,8% thực hiện 40 giờ. Trong khu vực ASEAN, hầu hết các nước đều đang thực hiện tuần làm việc 48 giờ.

Về góc độ kinh tế, nếu giảm giờ làm việc bình thường từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần thì tổng thời gian giảm là 208 giờ/năm (tương đương 8,4%). Đánh giá sơ bộ cho thấy, tổng chi phí lao động tăng lên khoảng 17%, tổng giá trị xuất khẩu giảm đi khoảng 20 tỷ USD mỗi năm. Điều quan trọng hơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể giảm đi khoảng gần 0,5%, ảnh hưởng đến nỗ lực của chúng ta đang phấn đấu để không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp (theo dự báo của các chuyên gia, nếu muốn không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp thì Việt Nam phải phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm).

Có thể bạn quan tâm

Ông Yasunori Ogawa (bên trái), tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tập đoàn Seiko Epson và ông Junkichi Yoshida (bên phải), tân Chủ tịch, Giám đốc đại diện kiêm Tổng Giám đốc, Tập đoàn Seiko Epson

Epson bổ nhiệm ban lãnh đạo mới

Tập đoàn Seiko Epson đã chính thức bổ nhiệm tân Chủ tịch kiêm Giám đốc đại diện và Tổng Giám đốc, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng trong tương lai...

Ông Hoàng Văn Huây tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch và tân Phó Chủ tịch VBA

Hiệp hội Blockchain Việt Nam có tân chủ tịch

Trong bối cảnh công nghệ blockchain ngày càng khẳng định vị thế và tầm quan trọng tại Việt Nam, những thay đổi trong công tác nhân sự của Hiệp hội Blockchain Việt Nam đang thu hút sự chú ý của cộng đồng...

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…