Xu thế chứng khoán ngày 15/2: Nhà đầu tư tiếp tục thực hiện các giao dịch lướt sóng

Thị trường đang tiếp diễn xu hướng phục hồi sau phiên tăng 7/2. Do đó, nhà đầu tư có thể tiếp tục thực hiện các giao dịch lướt sóng của mình. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, triển vọng kinh doanh 2024 khả quan và đang thu hút được dòng tiền mạnh...

Xu thế chứng khoán ngày 15/2: Nhà đầu tư tiếp tục thực hiện các giao dịch lướt sóng
Xu thế chứng khoán ngày 15/2: Nhà đầu tư tiếp tục thực hiện các giao dịch lướt sóng

Thị trường trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ tết Nguyên Đán tiếp tục diễn biến khá tích cực, với tâm lý lạc quan khi VN-Index đang vượt lên đường xu hướng giảm giá trung dài hạn kéo dài nối các vùng đỉnh quanh 1.550 điểm tháng 04/2022 và 1.255 điểm tháng 9/2023 đến nay.

Kết phiên VN-Index tiếp tục tăng 10,05 điểm (+0,85%) lên mức 1.198,53 điểm, hướng đến vùng giá tâm lý và đỉnh giá cao nhất năm 2018 tương ứng 1.200 điểm - 1.211 điểm. HNX-Index tăng 0,41 điểm (+0,18%) lên mức 231,04 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết duy trì tích cực, lạc quan với 451 mã tăng giá (8 mã tăng trần), 170 mã giảm giá (3 mã giảm sàn) và 156 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 16.688 tỷ đồng được giao dịch, tăng 1,52% so với phiên trước, dưới mức trung bình. Thị trường phân hóa tích cực, lực cầu, dòng tiền ngắn hạn luân chuyển liên tục ở các mã, nhóm mã. Khối ngoại giảm tỷ trọng giao dịch, bán ròng nhẹ trên HOSE với giá trị 10,40 tỷ đồng, tiếp tục bán ròng trên HNX với giá trị 22,05 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là động lực dẫn dắt thị trường khi đa số tăng điểm tích cực, nhiều mã thanh khoản đột biến với TCB (+4,63%), CTG (+3,20%), PGB (+2,57%), DHB (+2,39%).. ngoài NVB (-2,70%).

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng có diễn biến tích cực khi thanh khoản gia tăng trở lại, nhiều mã giao dịch rất đột biến, nổi bật như VDS (+4,25%), VND (+4,07%), TVB (+3,26%), BVS (+2,31%)....ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản dưới mức trung bình TCI (-1,52%), EVS (-1,27%), PSI (-1,19%)...

Thị trường vẫn có diễn biến phân hóa với dòng tiền ngắn hạn có tính chất luân chuyển liên tục, nhiều nhóm mã tiếp tục có diễn biến tích cực, thanh khoản gia tăng đột biến như nông nghiệp DBC (+5,55%), BAF (+2,19%)... phân bón DCM (+3,03%), DPM (+1,80%)...

Các cổ phiếu xây lắp điện, xây dựng đa số cũng có diễn biến nổi bật với thanh khoản trên mức trung bình với TV2 (+3,17%), PC1 (+1,53%), LCG (+1,15%)... ngoài các mã điều chỉnh nhẹ, thanh khoản dưới mức trung bình như C4G (-0,86%), CTD (-0,45%).... Trong khi các nhóm ngành khác đa số phân hóa, biến động trong biên độ hẹp trong phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Tết Âm lịch.

anh-chup-man-hinh-2024-02-14-luc-160516-6004.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Xu thế chủ đạo của thị trường vẫn là tăng giá trong quý 1/2024

Chứng khoán AIS

Trên khung đồ thị ngày, các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang đồng thuận cho tín hiệu tăng giá. Do đó, VN-Index có thể năng sẽ hướng lên vùng GAP 1/212 điểm (GAP hình thành vào ngày 22/9/2023).

Tuy nhiên, thị trường đang có dấu hiệu tiến vào vùng quá mua. Vì vậy, đà tăng của VN-Index có thể chậm lại quanh khu vực này. Xu thế chủ đạo của thị trường vẫn là tăng giá trong quý 1/2024 này.

Chốt lời một phần danh mục

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Xung lực tăng điểm ngắn hạn đang rất mạnh, CSI kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục duy trì mạch tăng để tiến tới mốc kháng cự mạnh 1.200 - 1.210 điểm trong các phiên giao dịch tới của năm Giáp Thìn.

Ở mốc này khả năng cao sự rung lắc sẽ diễn ra mạnh hơn, nên CSI ưu tiên quan điểm chốt lời, thực hiện hóa một phần danh mục sau 7 tuần nắm giữ trước đó.

Nắm giữ danh mục, không nên mua đuổi

Chứng khoán SHS

VN-Index dự báo sẽ sớm có rung lắc quanh ngưỡng cản tâm lý 1.200 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn đã tích cực giải ngân trong các phiên trước tiếp tục nắm giữ danh mục, không nên mua đuổi.

Nhà đầu tư trung, dài hạn có thể duy trì chiến lược mua dần các cổ phiếu đầu ngành, cơ bản tốt, kỳ vọng kết quả tích cực trong năm nay và đang giao dịch tại các mức định giá hấp dẫn.

Thị trường cần sự trở lại của dòng tiền rõ rệt hơn để xác nhận đà tăng vững chắc

Chứng khoán BIDV (BSC)

Hiện tại, VN-Index đang trên đà tăng tốt, tuy nhiên thanh khoản vẫn còn ở mức thấp. Trong những phiên tới, thị trường cần sự trở lại của dòng tiền rõ rệt hơn để xác nhận đà tăng vững chắc.

Tiếp tục thực hiện các giao dịch lướt sóng

Chứng khoán Phú Hưng

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp. Khối lượng giao dịch vượt qua mức bình quân 10 phiên, hàm ý dòng tiền gia nhập thị trường tích cực. Không những vậy, chỉ số duy trì đóng cửa trên MA5, cùng với chùm MA5, 20, 50 giữ trạng thái phân kỳ dương tích cực, cho thấy xu hướng phục hồi đang tiếp diễn.

Thêm vào đó, đường RSI hướng lên vùng 70 thể hiện đà tăng đang khá mạnh và MACD cắt lên Signal xác nhận tín hiệu mua mới, cho thấy chỉ số đang có cơ hội vượt qua kháng cự tâm lý 1.200 điểm để hướng lên thử thách vùng kháng cự 1.250 điểm (đỉnh tháng 9/2023).

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index cũng có phiên tăng điểm. Mặc dù vậy, chỉ số chưa thoát khỏi trạng thái Sideway quanh chùm MA 5 tới 200 hội tụ và phẳng với biên độ từ 225 tới 235 điểm, đồng thời chỉ số đang cho tín hiệu tích cực tại vùng hỗ trợ biên dưới và MA20, cho thấy chỉ số có thể sớm hướng lên thử thách ngưỡng kháng cự biên trên của kênh Sideway.

Nhìn chung, thị trường đang tiếp diễn xu hướng phục hồi sau phiên tăng 7/2. Do đó, nhà đầu tư có thể tiếp tục thực hiện các giao dịch lướt sóng của mình. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, triển vọng kinh doanh 2024 khả quan và đang thu hút được dòng tiền mạnh.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Kinh doanh khó khăn, EMS báo lãi quý 4/2023 giảm hơn 42%

Kinh doanh khó khăn, EMS báo lãi quý 4/2023 giảm hơn 42%

EMS cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và bất ổn, thị trường trong nước cạnh tranh gay gắt khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty và khách hàng gặp khó khăn. Do đó, lợi nhuận sau thuế quý 4/2023 của EMS giảm 42,2% xuống mức 22,4 tỷ đồng…

Có thể bạn quan tâm