Xu thế chứng khoán ngày 24/1: Tận dụng nhịp rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục

Nhìn chung, thị trường vẫn giữ được xu hướng phục hồi ngắn hạn sau phiên giảm 23/1. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có lợi nhuận quý 4/2023 tăng trưởng cao và triển vọng kinh doanh năm 2024 khả quan...

Xu thế chứng khoán ngày 24/1: Tận dụng nhịp rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục
Xu thế chứng khoán ngày 24/1: Tận dụng nhịp rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục

Chứng khoán ngày 23/1, VN-Index trong phiên hôm nay tiếp tục tăng điểm lên vùng 1.185 - 1.190 điểm tương ứng kháng cự của đường trend-line giảm giá nối dài từ vùng đỉnh 1.500 điểm đến nay. Áp lực điều chỉnh gia tăng và chịu ảnh hưởng phần lớn đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng trong vùng quá mua ngắn hạn.

Kết phiên VN-Index giảm 5,36 điểm (-0,45%) về mức 1.177,50 điểm. HNX-Index giảm 0,51 điểm (-0,22%) về mức 229,26 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết nghiêng về tiêu cực khi áp lực điều chỉnh gia tăng mạnh hơn với 381 mã giảm giá (6 mã giảm sàn), 245 mã tăng giá (15 mã tăng trần) và 177 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 16.397,2 tỷ đồng, giảm 17,03% so với phiên trước, dưới mức trung bình. Cho thấy áp lực điều chỉnh gia tăng, nhưng mức độ điều chỉnh tương đối bình thường khi giá giảm khối lượng giao dịch giảm, đồng thời dòng tiền vẫn có dấu hiệu xoay vòng liên tục sang các mã, nhóm mã khác.

Khối ngoại gia tăng giao dịch và duy trì mua ròng trên HOSE với giá trị 238,55 tỷ đồng, tập trung mua ròng ở nhóm thép, ngân hàng; tiếp tục bán ròng trên HNX với giá trị 22,12 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng phục hồi khá tốt trở lại sau thời gian điều chỉnh tích lũy và giá dầu phục hồi với nhiều mã tăng giá tốt, thanh khoản rất đột biến, nổi bật với PSH (+6,97%), VTO (+6,32%), PVB (+2,46%), PVD (+2,39%)...

Các cổ phiếu cảng biển, vận tải biển cũng có diễn biến tích cực, thanh khoản gia tăng như DXP (+4,88%), GMD (+1,74%), HAH (+0,78%)... thể hiện tính chất xoay vòng khi lần lượt các nhóm ngành vẫn có nhiều mã nổi bật vượt trội...

Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, tích lũy sau giai đoạn tăng giá mạnh trong vùng quá mua ngắn hạn, đa số giảm điểm, thanh khoản trên mức trung bình với EIB (-1,50%), CTG (-1,38%), MSB (-1,06%).. ngoài KLB (+1,67%), TCB (+1,43%), STB (+0,83%)...

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán đa phần cũng biến động điều chỉnh trong biên độ hẹp, thanh khoản trên mức trung bình như CSI (-2,58%), DSC (-1,90%), SHS (-1,08%), SSI (-0,44%).. ngoài các mã tích cực với TVB (+6,97%), HCM (+1,01%), MBS (+0,41%)....

Các mã nhóm bất động sản sau những phiên phục hồi khá tốt trước thông tin Luật đất đai (sửa đổi) được thông qua thì đa phần điều chỉnh tích lũy trở lại, thanh khoản suy giảm khá mạnh so với những phiên trước như CEO (-1,80%), NVL (-1,73%), HDC (-1,44%), HDG (-1,33%). NLG (-1,15%)...

anh-chup-man-hinh-2024-01-23-luc-182404-4709.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại, tránh mua đuổi trong các phiên tới

Chứng khoán SHS

Xu hướng trung hạn vẫn duy trì trung tính khi thị trường vẫn đang trong khu vực cân bằng để tích lũy lại với biên độ dao động kỳ vọng chặt chẽ dần, kỳ vọng trong biên độ 1.150 - 1.250 điểm.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn tích cực mặc dù diễn biến rung lắc, điều chỉnh khi VN-Index tiệm cận cản tâm lý 1.200 điểm là hoàn toàn có thể diễn ra. Nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại, tránh mua đuổi trong các phiên tới.

Nhà đầu tư trung, dài hạn hoàn toàn có thể giải ngân vào những mã đầu ngành, kỳ vọng kết quả tích cực trong năm nay nhưng với quan điểm mua tích lũy dần vì thời điểm hình thành uptrend mới sẽ còn khá dài.

Đà hồi phục của VN-Index tiềm ẩn rủi ro

Chứng khoán BIDV (BSC)

Trong những phiên giao dịch tới, thị trường có thể sẽ tiếp tục giao dịch trong vùng 1.175 – 1.185 điểm. Cần lưu ý, đà hồi phục của VN-Index đang không có sự hỗ trợ của thanh khoản, tiềm ẩn rủi ro, nhất là khi tiếp cận các ngưỡng kháng cự cũ.

Chỉ số có thể chịu áp lực rung lắc

Chứng khoán KB (KBSV)

VN-Index trải qua một phiên giảm điểm với biên độ mở rộng dần trong phiên, trước khi hồi phục một phần về cuối phiên. Trạng thái thị trường trở nên tiêu cực hơn sau khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu, trong đó ảnh hưởng nhất tới từ nhóm ngân hàng.

Mặc dù dòng tiền đã có sự lan tỏa lên các lĩnh vực khác, hiệu ứng trên không quá thuyết phục khi thanh khoản duy trì ở mức yếu và sự phân hóa diễn ra giữa các cổ phiếu trong cùng nhóm ngành. Do đó, nhiều khả năng chỉ số có thể chịu áp lực rung lắc khi vận động trong vùng kháng cự 1.185 (+-10).

Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi với các nhịp hồi phục sớm đầu phiên và thực hiện mua/bán linh hoạt 2 chiều tỷ trọng thấp tại các vùng hỗ trợ/kháng cự, cụ thể là quanh 1.145 (+-5) và quanh 1.185 (+-5).

Tận dụng nhịp rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục

Chứng khoán Phú Hưng

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm điểm trở lại. Khối lượng giao dịch sụt giảm xuống dưới mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý áp lực bán không quá mạnh. Không những vậy, chỉ số vẫn giữ đóng cửa trên MA5, cùng với chùm MA5, 20, 50 giữ trạng thái phân kỳ dương tích cực, cho thấy xu hướng chính trong ngắn hạn vẫn là phục hồi và phiên giảm vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật với hỗ trợ gần quanh 1.150 – 1.160 điểm (MA20).

Thêm vào đó, đường ADX nằm trên vùng 26 và đường +DI nằm trên –DI củng cố xu hướng phục hồi hiện tại, cùng với MACD nằm trên Signal duy trì tín hiệu mua, cho thấy cơ hội chỉ số sớm quay lại thử thách ngưỡng kháng cự mua tiêu quanh vùng tâm lý 1.200 điểm là vẫn còn.

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index cũng có phiên giảm điểm trở lại. Mặc dù vậy, chỉ số đang tiếp diễn trạng thái Sideway quanh chùm MA5 tới 200 hội tụ và phẳng với biên độ từ 225 tới 235 điểm, nhưng tín hiệu tạo nến thân hẹp quanh hỗ trợ đáy cũ và MA50, cho thấy cơ hội phục hồi trở lại biên trên của kênh Sideway vẫn hiện hữu.

Nhìn chung, thị trường vẫn giữ được xu hướng phục hồi ngắn hạn sau phiên giảm 23/1. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, có báo cáo lợi nhuận quý 4/2023 tăng trưởng cao và triển vọng kinh doanh năm 2024 khả quan.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

PNJ báo lãi kỷ lục gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2023

PNJ báo lãi kỷ lục gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2023

Lũy kế cả năm 2023, PNJ mang về 33.137 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 2,2% so với quý 4/2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.971 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lợi nhuận năm cao kỷ lục của PNJ...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...