Xu thế chứng khoán ngày 23/1: Nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi

Theo nhận định của công ty chứng khoán, xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn tích cực. Tuy nhiên, VN-Index sẽ sớm tiệm cận cản tâm lý 1.200 điểm nên nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi trong các phiên tới...

Xu thế chứng khoán ngày 23/1: Nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi
Xu thế chứng khoán ngày 23/1: Nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi

Chứng khoán ngày 22/1, sau tuần tăng điểm tích cực, VN-Index tiếp tục duy trì tâm lý lạc quan, đầu phiên tiếp tục tăng điểm lên vùng 1.190 điểm, áp lực rung lắc điều chỉnh trong phiên về quanh vùng 1.180 điểm. Kết phiên VN-Index tăng 1,36 điểm (+0,12%) lên mức 1.182,86 điểm dưới ảnh hưởng tích cực của VN30.

HNX-Index tăng 0,29 điểm (+0,13%) lên mức 229,77 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết nghiêng về tích cực với 323 mã tăng giá (14 mã tăng trần), 306 mã giảm giá (6 mã giảm sàn) và 187 mã giữ giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 19.736,3 tỷ đồng được giao dịch với khối lượng giao dịch HOSE tăng 22,20% so với phiên trước, gia tăng trở lại trên mức trung bình. Thể hiện dòng tiền đang có tín hiệu cải thiện trở lại, lan tỏa tốt hơn sang các mã, nhóm mã khác sau khi chỉ tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng trong những tuần trước.

Khối ngoại gia tăng giao dịch và duy trì mua ròng trên HOSE với giá trị 469,61 tỷ đồng, tập trung mua ròng ở nhóm bán lẻ, thép, ngân hàng; bán ròng trên HNX với giá trị 7,57 tỷ đồng.

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng có diễn biến khá tương tự, tuy nhiên kết phiên đa số tăng điểm tích cực hơn với thanh khoản cải thiện tốt khi khối lượng giao dịch của thị trường tăng trở lại với TVB (+6,97%), MBS (+2,99%), DSC (+2,93%), BSI (+2,15%)...ngoài các mã điều chỉnh như IVS (-1,94%), BMS (-1,89%)...

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thép có diễn biến khá nổi bật, hầu hết tăng giá tốt, thanh khoản gia tăng mạnh khi cổ phiếu đầu ngành HPG (+1,80%) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2023 phục hồi tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, POM (+6,32%), SMC (+4,67%), VGS (+2,69%)....

Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có diễn biến nổi bật, tăng giá tốt, thanh khoản gia tăng mạnh khi nhiều mã bắt đầu có thông tin tích cực về kết quả kinh doanh quý 4/2023 như NVL (+5,49%), NDN (+4,81%), HDG (+2,73%)...ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh như FIR (-6,76%), TCH (-1,15%), NTL (-0,57%)....

Ngoài ra trong các nhóm ngành như hóa chất, khu công nghiệp, nhựa, phân bón... vẫn có nhiều mã tăng giá tích cực, đột biến như CSV (+6,96%), SIP (+6,15%), BMP (+4,91%), BFC (+1,92%)...

anh-chup-man-hinh-2024-01-22-luc-193712-9929.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Cần quan sát thêm diễn biến của dòng tiền

Chứng khoán Shinhan (SSV)

Thị trường hình thành cây nến rút chân nhỏ thể hiện lực cầu vẫn chưa chịu lép vế. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng đã có dấu hiệu chững lại khi một số cổ phiếu đã xuất hiện dấu hiệu chốt lời, khiến chỉ số VN-Index chỉ nhích nhẹ.

Xu hướng chính của VN-Index vẫn là tăng nhưng cần quan sát thêm diễn biến của dòng tiền để xác nhận nhóm ngành tiếp theo đón sóng. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tham chiếu lần lượt là 1.160 và 1.220 điểm.

Thị trường có thể gặp áp lực chốt lời khi chỉ số chạm ngưỡng kháng cự 1.180 - 1.185

Chứng khoán BIDV (BSC)

Dưới tác động của thanh khoản khiêm tốn, thị trường có thể gặp áp lực chốt lời trong những phiên tới khi chỉ số chạm ngưỡng kháng cự 1.180 - 1.185.

Có thể mua và nắm giữ danh mục ngắn hạn

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN)

Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN30 có thể tăng về mức 1.210 điểm trong phiên kế tiếp. Đồng thời, dòng tiền có xu hướng quay trở lại nhóm cổ phiếu Midcaps cho nên độ rộng thị trường đang có diễn biến tích cực hơn và rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.

Mặc dù, VN-Index và VN30-Index đang tiến vào vùng kháng cự ngắn hạn nhưng YSVN cho rằng các nhà đầu tư có thể mua và nắm giữ danh mục ngắn hạn, đặc biệt cơ hội mua mới vẫn còn nhiều trong giai đoạn này.

Chỉ số có thể tiếp tục duy trì quán tính tăng điểm

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Sau nhịp tăng điểm mở cửa phiên, VN-Index diễn biến rung lắc trong phiên trước khi đảo chiều hồi phục một phần về cuối phiên. Việc VN-Index hình thành mẫu nến rút chân, cùng với thanh khoản gia tăng một vài nhóm ngành dẫn dắt đã giúp cho chỉ số tránh được một phiên giảm điểm tiêu cực.

Nhiều khả năng chỉ số có thể tiếp tục duy trì quán tính tăng điểm lên vùng đích kỳ vọng được đặt quanh 1.185 (+-10). Nhà đầu tư được khuyến nghị mua/bán linh hoạt hai chiều tỷ trọng thấp tại các vùng hỗ trợ/kháng cự, cụ thể là quanh 1.145 (+-5) và quanh 1.185 (+-5).

Giải ngân thăm dò các nhóm cổ phiếu có nền tảng

Chứng khoán Asean (Aseansc)

Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân thăm dò các nhóm cổ phiếu có nền tảng trong giai đoạn vừa qua sau những phiên tăng điểm của nhóm ngân hàng. Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục lên mức 80%.

Thị trường vẫn đang thu hút được dòng tiền

Chứng khoán Tiên Phong (TPS)

VN-Index tiếp tục tăng điểm mặc dù áp lực bán trong phiên đã có lúc khiến chỉ số lùi sâu và hình ảnh bóng nến dưới dài cho thấy lượng cầu nâng đỡ chỉ số tại vùng cao (trên 1.175 điểm) vẫn đang xuất hiện, qua đó giúp thị trường giữ vững mốc 1.180 điểm.

Cùng với đó, về mặt thanh khoản, khối lượng giao dịch có sự cải thiện đáng kể và trở lại trên mức trung bình 20 phiên cho thấy thị trường vẫn đang thu hút được dòng tiền.

Nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi

Chứng khoán SHS

Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn tích cực. Tuy nhiên, VN-Index sẽ sớm tiệm cận cản tâm lý 1.200 điểm nên nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi trong các phiên tới.

Nhà đầu tư trung, dài hạn hoàn toàn có thể giải ngân vào những mã đầu ngành, kỳ vọng kết quả tích cực trong năm nay nhưng với quan điểm mua tích lũy dần vì thời điểm hình thành uptrend mới sẽ còn khá dài.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Căng thẳng Biển Đỏ, “bỏ giỏ” cổ phiếu nào?

Căng thẳng Biển Đỏ, “bỏ giỏ” cổ phiếu nào?

Kênh đào Suez (nối liền Biển Đỏ) là tuyến đường biển nhanh nhất giữa châu Á và châu Âu, đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển dầu và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Kênh đào Suez đóng góp khoảng 10% thương mại toàn cầu (17.000 tàu /năm) đi qua mỗi năm...

Có thể bạn quan tâm