Xu thế chứng khoán tuần 19/6-23/6: Kiểm định lại mức hỗ trợ 1.100 điểm

VN-Index ghi nhận tuần giao dịch rung lắc, tăng giảm đan xen mỗi khi thị trường tiếp cận lại khu vực kháng cự mạnh quanh vùng 1.125 và việc thanh khoản về những phiên cuối tuần có phần sụt giảm so với trung bình 10 phiên cho thấy nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng trước ngưỡng kháng cự này…
chứng khoán tuần

Chứng khoán tuần 12/6-16/6, thị trường đã có tuần giao dịch rất nhiều thông tin, sự kiện quan trọng như: Fed tạm dừng tăng lãi suất đi kèm với dự báo về 2 đợt tăng 0,25% vào thời điểm trước cuối năm; Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất 0,25% và phát tín hiệu sẽ tiếp tục nâng trong cuộc họp tháng 7; Đáo hạn phái sinh kỳ hạn tháng 06/2023 và tái cơ cấu danh mục một số quỹ ETF; Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm 0,5%/năm hàng loạt lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp và giảm 0,25% trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 đến 6 tháng, có hiệu lực kể từ ngày 19/6/2023.

VN-Index diễn biến khá tích cực khi tăng mạnh ở vùng giá 1.110 điểm trong 2 phiên đầu tuần, nhưng chịu áp lực bán điều chỉnh ở vùng giá 1.125 điểm - 1.130 điểm, tương đương vùng giá cao nhất tháng 01/2023 trong những phiên cuối tuần. Kết thúc tuần VN-Index duy trì tuần thứ 03 liên tiếp tăng điểm, tăng 0,7% so với tuần trước lên mức 1.115,22 điểm, thanh khoản duy trì trên mức trung bình.

Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 85.458 tỷ đồng, giảm nhẹ 6,5%; khối lượng giao dịch giảm 9,2% so với tuần trước, thể hiện mức độ phân hóa cao hơn với áp lực bán điều chỉnh ở nhóm mã vốn hóa nhỏ, cải thiện ở nhóm vốn hóa lớn. Thanh khoản HNX giảm nhẹ ở với 10.279 đồng được giao dịch. Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch, quay trở lại mua ròng mạnh trên HOSE với giá trị 1.701,98 tỷ đồng, tập trung ở nhóm cổ phiếu thép; dịch vụ tài chính, chứng khoán, mua ròng trên HNX với giá trị 94,55 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu dầu khí có diễn biến tích cực nổi bật trong tuần khi nhiều mã tăng giá tốt với thanh khoản gia tăng, vượt vùng giá cao tuần trước như PVG (+12,22%), PVS (+5,88%), PVB (+5,83%), ASP (+5,77%), PGC (+2,22%)..

Trong khi đó nhóm ngân hàng phân hóa hơn, nhiều mã vẫn tích cực vượt vùng giá đỉnh cũ tuần trước như VCB (+4,48%), SHB (+3,70%), STB (+3,20%)... ,nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh với PGB (-6,64%), VBB (-3,64%), NVB (-3,16%), LPB (-2,61%)...

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán có diễn biến khá tích cực khi thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao và khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm hàng loạt lãi suất điều hành lần thứ 4 liên tiếp, nhiều mã vượt vùng giá tuần trước, thanh khoản gia tăng với PSI (+7,32%), VDS (+7,32%), SHS (+6,30%), SSI (+3,37%), MBS (+3,28%).. ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh như VIX (-2,68%), BSI (-1,38%)..

Nhóm cổ phiếu bất động sản đa số chịu áp lực bán, chốt lãi ngắn hạn mạnh như LGL (-10,10%), QCG (-7,55%), LDG (-5,84%), ITC (-5,38%), TDC (-4,76%)..., ngoài các mã vẫn tích cực như NLG (+2,45%), NDN (+2,13%), NVL (+2,05%), VHM (+0,90%)..

chứng khoán tuần
Chỉ số VN-Index

Kiên nhẫn chờ đợi

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết tuần tạo mẫu hình nến Bearish Engulfing cho thấy áp lực bán gia tăng mạnh và xác suất điều chỉnh ngắn hạn đang ở mức cao. 

Thêm vào đó, ở khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI đồng loạt tạo đỉnh hình thành phân kỳ âm 3 đoạn củng cố thêm cho tín hiệu giảm điểm ngắn hạn của thị trường. Tuy nhiên, sau nhịp tăng điểm dài, thị trường vẫn đang có diễn biến tích cực và sự xuất hiện của những nhịp rung lắc điều chỉnh giảm là cần thiết để tạo đà cho VN-Index có thể tiếp tục hướng lên các vùng điểm cao hơn.

Trong kịch bản tích cực, VN-Index có thể sẽ diễn biến tích lũy, tăng giảm đan xen với biên độ khoảng 20 điểm quanh khu vực 1.110 - 1.130. Khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát diễn biến thị trường trong tuần sau, duy trì tâm lý thận trọng và kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho tín hiệu cân bằng trở lại trước khi quay trở lại giải ngân mới.

Chuyển sang trạng thái tích cực

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS)

Tuần này thị trường tiếp tục đà tăng sau 2 tuần tăng liên tiếp trong đó có tuần bùng nổ, VN-Index chốt tuần tăng nhẹ 7,69 điểm (+ 0,69%) và chốt tuần 1.115,22 điểm, ở khu vực giá hiện tại VN-Index đang tiệm cận khu vực kháng cự 1.120 điểm – 1.125 điểm và có nhiều rung lắc, qua đó tiếp tục tạo ra nền tích lũy ngắn và điều này củng cố thêm sức mạnh của thị trường cho giai đoạn tới. 

Diễn biến vĩ mô gần đây có xu hướng tích cực dần lên khi lãi suất tại Mỹ đã ngừng tăng và lạm phát giảm, lãi suất điều hành trong nước cũng liên tục giảm đi kèm theo các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.

Tuy nhiên dự báo về việc có thể có thêm những lần tăng lãi suất trong tương lai của Fed, ECB có thể sẽ tiếp tục khiến cho kinh tế thế giới chưa thể sớm phục hồi trở lại và điều này có thể tác động tới kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó các giải pháp của Chính phủ cũng cần thêm thời gian để cho thấy tác dụng trên thực tế. Dù vậy nhìn chung thường thị trường chứng khoán thường sẽ có những phản ứng sớm nên kỳ vọng thị trường sẽ chuyển trạng thái sang vận động tích cực khi tâm lý của nhà đầu tư dần được cải thiện.

Quan sát diễn biến

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường chưa thể thành công vượt qua vùng cản 1.125-1.130 điểm của VN-Index do áp lực chốt lời tiếp tục xuất hiện và gây sức ép tại vùng cản này. Thanh khoản tăng đáng kể trong phiên giảm điểm hôm nay, thể hiện sự hiện diện của áp lực bán. 

Dù vậy, mức độ giảm còn tương đối thấp, có thể cho thấy dòng tiền chờ mua cũng có nỗ lực hỗ trợ và ngăn thị trường giảm sâu. Dự kiến thị trường sẽ cần thời gian để kiểm tra lại cung cầu quanh mức điểm hiện tại trước khi có tín hiệu cụ thể hơn. 

Do vậy, nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu trong thời gian tới. Đồng thời tiếp tục cân nhắc chốt lời tại các cổ phiếu đã tăng nhanh trong thời gian gần đây hoặc đang chịu áp lực bán từ vùng cản để hiện thực hóa thành quả.

Tiếp tục nắm giữ tỷ trọng

Chứng khoán Yuanta 

Thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại mức hỗ trợ 1.100 điểm. 

Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng cho nên áp lực điều chỉnh ngắn hạn vẫn còn rất lớn, điểm tiêu cực là áp lực bán gia tăng tại các phiên giảm mạnh cho nên chỉ số VN-Index cũng khó có thể vượt được mức kháng cự 1.125 điểm, chưa kể nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh vào vùng quá mua trong thời gian qua cho nên điểm mua mới sẽ có độ rủi ro cao và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn cũng trở nên khó khăn. 

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ danh mục ngắn hạn với tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao nhưng có thể cơ cấu lại danh mục với việc bán ra những cổ phiếu đã xác nhận xu hướng giảm nhằm giảm rủi ro ngắn hạn.

Khuyến nghị các nhà đầu tư trung hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao và tận dụng nhịp điều chỉnh để tiếp tục tích lũy cổ phiếu.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Ba chỉ số chính của Wall Street đã tăng hơn 1% vào thứ Hai khi giới đầu tư “săn lùng” các cơ hội mua vào sau đợt bán tháo tuần trước, đồng thời chờ đợi loạt báo cáo về lạm phát và quyết định chính sách tiếp theo của Fed trong những ngày tới…