Xu thế chứng khoán tuần 26/2-1/3: Rủi ro trong ngắn hạn đang ở mức cao cho vị thế mua

Theo nhận định của công ty chứng khoán, rủi ro trong ngắn hạn đang ở mức cao cho vị thế mua, vì vậy cần hạn chế việc bắt đáy hoặc trung bình giá trong các phiên kế tiếp...

Xu thế chứng khoán tuần 26/1-1/3: Rủi ro trong ngắn hạn đang ở mức cao cho vị thế mua
Xu thế chứng khoán tuần 26/1-1/3: Rủi ro trong ngắn hạn đang ở mức cao cho vị thế mua

Chứng khoán tuần 19/2-24/2, sau khi tăng mạnh lên vùng giá 1.235 - 1.255 điểm, tương ứng vùng đỉnh giá tháng 8, 9/2023, VN-Index đã có tuần giao dịch biến động mạnh với 3 phiên liên tiếp biến động hẹp dưới kháng cự 1.235 điểm.

Phiên cuối tuần VN-Index bất ngờ tăng điểm mạnh từ đầu phiên dưới ảnh hưởng của các cổ phiếu ngân hàng lên mức 1.240 điểm. Sau đó áp lực bán tăng đột biến trong phiên chiều dẫn đến VN-Index có phiên giảm điểm mạnh cuối tuần với khối lượng giao dịch rất đột biến hơn 1,3 tỷ cổ phiếu, thể hiện áp lực phân phối ngắn hạn mạnh.

Dù vậy kết thúc tuần VN-Index vẫn tăng điểm nhẹ so với phiên cuối tuần trước, kết tuần ở mức 1.212 điểm, vượt lên vùng giá tâm lý 1.200 điểm. HNX-Index kết tuần ở mức 231,08 điểm giảm 0,84% so với tuần trước

Trong tuần, tổng giá trị giao dịch trên HOSE đạt 118.101 tỷ đồng, tăng mạnh và trung bình khối lượng giao dịch gần 1 tỷ cổ phiếu/phiên, trong đó phiên giao dịch 23/2/2024 khối lượng giao dịch lên tới 1,3 tỷ cổ phiếu, cao nhất kể từ phiên ngày 18/8/2023.

HNX-Index thanh khoản cũng tăng mạnh với 8.771,72 tỷ đồng được giao dịch. Diễn biến này kết hợp với phiên giảm điểm mạnh cuối tuần thể hiện rủi ro phân phối ngắn hạn ở nhiều mã/nhóm mã khi VN-Index ở vùng giá 1.235 - 1.240 điểm.

Nhà đầu tư nước ngoài tăng giao dịch trong tuần và bán ròng mạnh 1.456,63 tỷ đồng trên HOSE; bán ròng trên HNX với giá trị 39,69 tỷ đồng.

Ngân hàng là nhóm cổ phiếu có ảnh hưởng mạnh đến thị trường trong tuần với mức độ phân hóa cao, thanh khoản đột biến thu hút dòng tiền ngắn hạn xoay vòng gia tăng giao dịch mạnh, nhiều mã kết tuần vẫn tăng giá mạnh, vượt vùng đỉnh cũ như BID (+7,11%), VAB (+6,25%), TCB (+4,16%)... trong khi đa số giảm điểm với LPB (-4,74%), HDB (-3,43%), OCB (-3,18%), EIB (-2,65%)...

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán chủ yếu biến động trong biên độ hẹp nhưng chịu áp lực bán mạnh trong phiên cuối tuần, kết tuần hầu hết giảm điểm với TVB (-7,44%), APG (5,78%), VND (-4,96%), AGR (-4,34%)... ngoài IVS (+10,68%), HBS (+3,85%)...

Các cổ phiếu bất động sản cũng là nhóm có diễn biến kém tích cực nhất so với thị trường chung khi hầu hết giảm điểm, chịu áp lực bán mạnh ở phiên cuối tuần như TCH (-6,20%), DIG (-6,10%), PDR (-5,72%), ITC (-5,24%)... ngoài các mã đột biến tích cực CCL (+13,26%), VRE (+13,11%), PXL (+10,71%)...

Trong khi đó các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su mặc dù chịu áp lực bán mạnh trong phiên cuối tuần nhưng kết thúc tuần nhiều mã vẫn tăng giá tốt, nổi bật với TIP (+6,83%), IDV (+6,70%), GVR (+3,38%)... ngoài LHG (-2,87%), DPR (-2,72%), KBC (-2,70%)...

anh-chup-man-hinh-2024-02-24-luc-175836-5230.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Rủi ro ngắn hạn đang tăng lên

Chứng khoán SHS

Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, thị trường đã tiệm cận cản mạnh 1.250 điểm. Hiện tại ngưỡng hỗ trợ tâm lý của chỉ số là vùng 1.200 điểm trong nhịp điều chỉnh này. Dù thị trường vẫn có khả năng có nhịp hồi nhưng nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng ở giai đoạn hiện tại bởi VN-Index đang vận động ở vùng điểm số cao trong kênh tích lũy trung hạn và đã phát tín hiệu điều chỉnh nên rủi ro ngắn hạn đang tăng lên.

Về góc nhìn trung hạn, VN-Index đang dần vận động để hình thành kênh tích lũy rộng trung hạn 1.150 - 1.250 điểm. Chỉ số giai đoạn vừa qua đã tiệm cận vùng cản trên của kênh tích lũy (1.250 điểm) và do vậy khả năng sẽ bước vào nhịp giảm.

Diễn biến giảm điểm nếu xảy ra cũng là phù hợp với vận động tiến tới vùng cân bằng mới và tích lũy lại sau giai đoạn thị trường giảm sâu năm 2022, với thời gian hình thành nền mới dự báo sẽ kéo dài.

Nhà đầu tư ngắn hạn không nên tham gia ở giai đoạn hiện tại và nên tranh thủ những phiên tăng điểm trong ngắn hạn để hạ tỷ trọng cổ phiếu về ngưỡng thấp. Với nhà đầu tư trung dài hạn, cơ hội giải ngân trung dài hạn không còn nhiều và không hấp dẫn, do đó không khuyến nghị giải ngân ở giai đoạn hiện tại mà nên chờ đợi thị trường bước vào nhịp giảm ngắn hạn.

Chỉ số có thể tiếp tục lùi xuống vùng 1.190 – 1.200 điểm

Chứng khoán BIDV (BSC)

Áp lực chốt lời tại vùng 1.235 – 1.240 điểm khá lớn khi thanh khoản tăng mạnh. Trong những phiên tới, chỉ số có thể theo quán tính tiếp tục lùi xuống vùng 1.190 – 1.200 điểm.

Trải lệnh mua từng phần khi chỉ số hoặc các mã mục tiêu quay xuống các vùng hỗ trợ

Chứng khoán KB (KBSV)

Diễn biến tăng điểm của chỉ số trong phiên sáng 23/2 chủ yếu dựa vào lực đỡ của nhóm cổ phiếu ngân hàng và một số ít các mã bluechips khác cho thấy độ rộng tăng điểm khá hẹp. Thêm vào đó, tín hiệu đảo chiều về cuối phiên đã hình thành 1 bẫy tăng giá điển hình, báo hiệu khả năng bước vào nhịp điều chỉnh ngắn hạn của thị trường.

Mặc dù vậy, xu hướng tăng vẫn đang được xác nhận cho VN-Index với cơ hội hồi phục trở lại tại các vùng hỗ trợ đáng lưu ý, gần là quanh 1200 (+-5) và xa hơn là quanh 1170 (+-10).

Nhà đầu tư được khuyến nghị trải lệnh mua từng phần khi chỉ số hoặc các mã mục tiêu quay xuống các vùng hỗ trợ, đặc biệt là các điểm đỡ tương ứng với vùng quanh 1.170 của VN-Index.

Rủi ro trong ngắn hạn đang ở mức cao cho vị thế mua

Chứng khoán Kiến Thiết (CSI)

Trên biểu đồ tuần, dù đóng cửa vẫn là một tuần tăng điểm (+0.19%), nhưng mẫu hình nến đảo chiều kinh điển “Gravestone Doji” đã xuất hiện cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế hơn và khả năng cao sẽ còn kéo dài trong các phiên của tuần tới. Rủi ro trong ngắn hạn đang ở mức cao cho vị thế mua, vì vậy cần hạn chế việc bắt đáy hoặc trung bình giá trong các phiên kế tiếp.

Ngưỡng hỗ trợ cho xu hướng điều chỉnh được kỳ vọng ở mốc 1.180 - 1.186 điểm trong các tuần tiếp theo. CSI tiếp tục duy trì quan điểm quan sát sau khi đã chốt lời trước đó, thậm chí tiếp tục căn bán nếu thị trường có nhịp hồi kỹ thuật trong phiên tới. Vị thế mua mới cần thận trọng và ưu tiên chờ VN-Index kiểm tra ngưỡng hỗ trợ trên.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...