Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng

So với kết luận điều tra hồi tháng 11/2023, C01 giữ nguyên quan điểm truy tố 3 bị can, song số tiền chiếm đoạt đã tăng từ 767 tỷ đồng lên 1.048 tỷ...

Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng
Ông chủ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng

Ngày 24/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố ông Trần Quí Thanh (sinh năm 1953), Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát và 2 con gái ông này là Trần Uyên Phương (sinh năm 1981), Trần Ngọc Bích (sinh năm 1984) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

So với kết luận điều tra hồi tháng 11/2023, C01 giữ nguyên quan điểm truy tố 3 bị can, song số tiền chiếm đoạt đã tăng từ 767 tỷ đồng lên 1.048 tỷ.

Theo kết luận, ông Thanh cùng hai con gái và một số người đã lợi dụng quy định về cho vay, lấy lãi suất 3% một tháng - dưới mức cấu thành tội phạm về cho vay lãi nặng. Khi cho vay, ông Thanh không làm hợp đồng vay tiền có cầm cố tài sản mà buộc các doanh nghiệp, cá nhân phải làm hợp đồng chuyển nhượng dự án, cổ phần trong dự án. Giá trị của các dự án, bất động sản ghi trong hợp đồng có giá trị thấp hơn nhiều lần thực tế.

Khi bên vay băn khoăn, lo lắng về việc "vay tiền nhưng phải làm hợp đồng chuyển nhượng tài sản", phía ông Thanh đưa ra nhiều thông tin để tạo niềm tin về uy tín, tiềm năng tài chính của mình. Cha con ông Thanh ký các cam kết bán lại tài sản để bên vay yên tâm, song đưa ra điều kiện là phải thanh toán đầy đủ tiền gốc, lãi.

Tuy nhiên, sau khi bên vay làm thủ tục chuyển nhượng tài sản, ông Thanh được cho là chỉ đạo hai con gái làm thủ tục sang tên để nắm quyền kiểm soát, định đoạt các bất động sản, vốn góp, cổ phần. Khi bên vay trả đủ gốc và lãi theo thỏa thuận, ông này đã dùng thủ đoạn gian dối hoặc đưa ra các lý do để không trả lại tài sản như: vi phạm hợp đồng nên mất quyền mua lại, phải trả thêm tiền hoặc không cho trả lẻ từng khoản mà bắt trả toàn bộ tiền gốc.

C01 kết luận, bằng thủ đoạn trên, từ tháng 1/2019 đến 11/2020, ba bố con ông Thanh đã thực hiện 4 vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1.048 tỷ đồng. Trong đó, nhóm chiếm đoạt tài sản của 4 bị hại gồm: 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của bà Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

Tại cơ quan điều tra, mặc dù đầy đủ tài liệu và chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của Trần Quí Thanh và đồng phạm, tuy nhiên Trần Quí Thanh vẫn ngoan cố, chưa thành khẩn khai báo và không nhận thức rõ hành vi vi phạm pháp luật của bản thân.

Cũng theo kết luận điều tra bổ sung, mặc dù bị can Trần Quí Thanh phạm tội lần đầu, là chủ doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội; tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động nhưng Trần Quí Thanh đã lợi dụng những quy định cho vay, hợp đồng chuyển nhượng trong Bộ luật Dân sự để thực hiện hành vi phạm tội.

Bị can Trần Quí Thanh đã thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt lớn, gây bức xúc trong xã hội. Vì thế, cần phải xử lý bằng một bản án nghiêm khắc với bị can này trước pháp luật để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.

Xem thêm

Bi kịch của Tân Hiệp Phát: Thừa tiền, thiếu đủ thứ!

Bi kịch của Tân Hiệp Phát: Thừa tiền, thiếu đủ thứ!

Sau những thành công cũng như tai tiếng trong lĩnh vực đồ uống, Tân Hiệp Phát dịch chuyển dòng vốn sang địa ốc. Nhưng, đầu tư thiếu định hướng, không có triết lý rõ ràng, không bám vào giá trị cốt lõi đã khiến tai tiếng tiếp tục đến với gia đình Dr Thanh.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…