Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc có tín hiệu tích cực

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, sau khi Trung Quốc mở cửa xuất khẩu thủy sản sang thị trường này bắt đầu có tín hiệu tích cực...

Cụ thể, trong tháng 2 giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tăng 33% lên 122 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc đạt 158 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022.

Tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 1, bước sang nửa đầu tháng 2/2023, xuất khẩu thủy sản tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022. Ước tính tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 2 đạt khoảng 662 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022.

Về xu hướng xuất khẩu trong tháng 2/2023 có dấu hiệu khả quan hơn so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm 2022 chưa phản ánh xu hướng hồi phục vì năm 2022, Tết Nguyên đán diễn ra vào đầu tháng 2, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản đánh giá.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc có tín hiệu tích cực
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc có tín hiệu tích cực

Vẫn theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,1 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó cá tra vẫn giảm sâu 38% đạt 240 triệu USD, tôm giảm 37% đạt 350 triệu USD, cá ngừ giảm 27% đạt 113 triệu USD. Trong khi đó xuất khẩu mực, bạch tuộc và các loại cá biển có xu hướng tích cực hơn với tăng trưởng 6% mỗi loại, đạt lần lượt 103 triệu USD và 273 triệu USD.

Về thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản thông tin, thị trường Mỹ và EU vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trong tháng 2, nên xuất khẩu vẫn giảm lần lượt 35% và 8% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến cuối tháng 2/2023, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 164 triệu USD, giảm 53%, sang EU giảm 32% đạt 123 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc, thị trường các nước trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và một số thị trường khác cũng có xu hướng khả quan hơn. Riêng Hàn Quốc tăng 26% nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 2, khối CPTPP tăng 14%. Nhưng, do giảm mạnh trong tháng 1 nên kết quả 2 tháng đầu năm nay sang các thị trường này vẫn bị thấp hơn so với cùng kỳ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản cho biết.

Đánh giá về nhu cầu của các thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản nhận định đang có xu hướng dần hồi phục, nhất là thị trường Trung Quốc và nhiều thị trường nhỏ khác. Nguồn nguyên liệu thủy sản cũng sẽ tăng trong tháng tiếp theo, do vậy xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 và những tháng 4 sẽ tăng dần trở lại so với những tháng đầu năm.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023, ngành thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm đạt khoảng 10 tỷ USD, với tổng sản lượng đạt khoảng 8,74 triệu tấn, bằng 96,7% so với ước thực hiện năm 2022. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 3,58 triệu tấn, nuôi trồng 5,16 triệu tấn.

Trong khi đó, chiến lược của ngành thủy sản năm 2023 sẽ chuyển dần từ khai thác, đánh bắt sang nuôi trồng, chế biến sâu để duy trì đà tăng trưởng bền vững. Qua đó đảm bảo đời sống ngư dân được nâng cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...