Xuất nhập khẩu An Giang: Xử lý mất cân đối vốn bằng cách thanh lý các tài sản

Thay vì chào bán cổ phiếu để xử lý mất cân đối vốn hiện nay, Xuất nhập khẩu An Giang lên phương án thanh lý các tài sản của Angimex.

ĐHĐCĐ CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023, dừng phương án phát hành cổ phiếu và giải pháp cân đối nguồn vốn, xử lý các lô trái phiếu đã phát hành.

Công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.011 tỷ đồng, tăng 111% so với kết quả thực hiện 2022. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10 tỷ đồng, so với số lỗ 75 tỷ đồng trong năm 2022.

Hiện, tổng tài sản ngắn hạn của AGM là 370 tỷ đồng, nợ ngắn hạn là 595 tỷ đồng, cân đối thiếu 225 tỷ đồng. Để xử lý tình trạng mất cân đối vốn này, lúc đầu, Xuất nhập khẩu An Giang dự định phát hành chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ để bù đắp phần thiếu hụt.

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang
Xuất nhập khẩu An Giang cho biết, hiện tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên, theo công ty do điều kiện khách quan chưa thể tăng vốn như dự tính nên công ty cũng đã trình hủy phương án chào bán cổ phiếu. Thay vào đó, HĐQT Xuất nhập khẩu An Giang trình phương án xử lý mất cân đối vốn bằng cách thanh lý các tài sản của Angimex.

Về kế hoạch xử lý các gói trái phiếu đã phát hành, Xuất nhập khẩu An Giang cho biết công ty đã phát hành 2 gói trái phiếu trong năm 2021 và 2022. Với lô trái phiếu 350 tỷ đồng phát hành ngày 9/11/2021, công ty đã nhận được văn bản của trái chủ đề nghị mua lại trước hạn.

Với lô trái phiếu 300 tỷ đồng phát hành ngày 14/3/2022, Xuất nhập khẩu An Giang cũng đánh giá khả năng trái chủ yêu cầu mua lại trước hạn tại thời điểm tròn 12 tháng kể từ ngày phát hành.

Xuất nhập khẩu An Giang cho biết, hiện tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn. Trước yêu cầu của các trái chủ, công ty trình cổ đông phương án xử lý một số tài sản đảm bảo trái phiếu (các quyền sử dụng đất), vay trung – dài hạn; và/hoặc thanh lý tài sản không cần dùng, các kho đang dừng hoạt động để lấy tiền trả nợ, lãi trái phiếu.

Được biết, ngày 22/12, Xuất nhập khẩu An Giang vừa công bố thông tin chậm thanh toán lãi kỳ 3 của gói trái phiếu mã AGMH2223001 mệnh giá 300 tỷ đồng, lãi suất 7%/năm. Tuy nhiên, sau đó, công ty đã mua lại gần 90 tỷ đồng, giá trị còn lại là hơn 210 tỷ đồng.

Trước đó, Xuất nhập khẩu An Giang cho biết với tình hình tài chính khó khăn, công ty không đủ khả năng thanh toán lãi trái phiếu đúng hạn cho kỳ 4 (kỳ trả lãi từ 9/8/2022 đến 9/11/2022) đối với mã trái phiếu AGMH2123001, mệnh giá 350 tỷ đồng.

Được biết, Angimex cũng đã có sự xáo trộn về nhân sự cao cấp, khi có thông báo bổ nhiệm ông Lê Tiến Thịnh – thành viên HĐQT giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2021-2025, kể từ ngày 29/12/2022.

Ngoài ra, hiện nay, ông Nguyễn Đồng Giang là người đại diện nhóm cổ đông CTCP APG Capital, sở hữu 2,25 triệu cổ phiếu, tương ứng 12,37% vốn điều lệ.

Xem thêm

SCIC muốn thoái vốn hét 5,1 triệu cổ phiếu Angimex

SCIC muốn thoái vốn hét 5,1 triệu cổ phiếu Angimex

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước – CTCP (SCIC) đăng ký bán ra toàn bộ 5.126.550 cổ phiếu AGM của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 30/8 đến 28/9/2017
Louis Holdings sắp thoái sạch vốn tại Angimex (AGM)

Louis Holdings sắp thoái sạch vốn tại Angimex (AGM)

Louis Holdings cho biết việc thoái toàn bộ vốn tại Angimex tiếp tục là bước đi chiến lược nhằm tái cấu trúc các khoản đầu tư, quản trị rủi ro về mặt tài chính và đảm bảo quyền lợi chính đáng của các cổ đông đang nắm giữ cổ phần của Louis Holdings.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...